*

*

*

NHỮNG CHÚ Ý KHI GIAO TIẾP VỚI CON NGƯỜI NGA

1 Tín ngưỡng

Khi tiếp khách là người Nga, bạn nên thận trọng với màu sắc trang trí của nơi đón tiếp. Người Nga có cách hiểu riêng về màu sắc và con số. Tốt nhất là sử dụng màu đỏ (đối với người Nga tượng trưng cho vẻ đẹp, sự phục sinh, tình yêu),xanh lá cây, xanh da trời, số 3, số 7 và số 12. Không được dùng màu đen và số 13. Sử dụng màu trắng cũng phải hết sức thận trọng vì người Nga cho rằng màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, trong trắng, nhưng đồng thời cho cả đau thương.

Bạn đang xem: Văn hóa giao tiếp của người nga

2 Khoảng cách

Đối với người Nga, khoảng cách riêng tư nhỏ hơn so với những người Châu Âu khác. Trong khi trao đổi có thể vỗ vai nhau hay nắm tay nhau, vì người Nga coi đó là sự thể hiện của tình thân thiện. Khi đã quen biết nhau lâu hơn - kể cả phụ nữ và nam giới - đều có thể ôm nhau hoặc hôn lên má để thể hiện tình thân.

3 Phụ nữ

Người Nga muốn phụ nữ không ăn vận hay trang điểm lòe loẹt và ăn nói giữ ý tứ. Nhiều khi chỉ cần gật đầu chào đối tác nữ người Nga là đủ, trong khi bắt tay đối tác nam giới chặt và lâu. Nhưng tập tục này đang có chiều hướng thay đổi vì ngày càng có nhiều phụ nữ Nga đảm nhận cương vị quản lý quan trọng.

4 Quà tặng

Có quà tặng nhau khi gặp gỡ là tập tục được đánh giá cao ở Nga. Người Nga không quên đối tác đã giúp họ như thế nào. Quan hệ càng thân thiết và càng lâu dài thì giá trị, mối liên hệ giữa món quà với cá nhân người tặng quà và mức độ tỷ mỷ khi chọn quà càng phải cao. Hoa luôn là món quà thích hợp, nhưng nhớ phải chọn số bông lẻ. Số bông chẵn chỉ được dùng để viếng tang. Hoa màu vàng và trắng còn có nghĩa liên tưởng tới đau thương và mất mát.

5 Trật tự quyền lực

Trong doanh nghiệp Nga, người đứng đầu ít khi ủy quyền cho cấp dưới. Vì thế, muốn đàm phán có kết quả thật sự, bạn nên tìm cách đàm phán trực tiếp với người đứng đầu này.

6 Hiểu biết về văn hóa Nga

Người Nga đọc nhiều và rất quan tâm đến kỹ thuật, khoa học tự nhiên, nghệ thuật, âm nhạc và văn học. Đối tác nào có thể trao đổi được với họ ở mặt bằng trí thức cao sẽ khiến người Nga nể phục. Bạn nên đọc các tác phẩm của Tolstoi, Puskin, Dostojevski.

7 Ngoại ngữ

Muốn làm ăn với người Nga, các đối tác nên phải biết tiếng Nga hoặc ít nhất phải có phiên dịch giỏi. Nhiều người Nga ứng xử giống như người Mỹ: nói ngôn ngữ của chúng tôi hoặc chẳng nói ngôn ngữ nào hết.

8 Chào hỏi

Khi chào hỏi, làm quen nhau lần đầu tiên với người Nga, bạn không được tỏ ra quá thân thiện. Thái độ xuồng xã hoặc quá dí dỏm hay bị người Nga coi là “Mỹ quá”, thậm chí còn bị coi là yếu thế. Càng quen biết nhau hơn thì càng có thể tỏ thái độ thân mật hơn. Xưng hô với người Nga bằng tên gọi của họ đi kèm với tên của người cha. Ví dụ, tên gọi của đối tác là Sergej, tên gọi của người cha là Oskar, thì gọi đối tác là Sergej Oskarovitsh. Các chức danh cấp cao thì mới sử dụng trong xưng hô, chẳng hạn như Tổng Giám đốc hay Bộ trưởng.

9 Đàm phán

Trong đàm phán với người Nga, bạn chỉ nên nhân nhượng khi “có đi, có lại”. Bạn hãy lập luận cho nhượng bộ của bạn bằng thiện cảm cá nhân với nước Nga và người Nga và mong muốn xây dựng quan hệ làm ăn lâu dài với Nga. Những đối tác nhượng bộ quá sớm sẽ bị coi là yếu thế, không được nể trọng, thậm chí nhiều khi còn bị coi thường. Nếu đối tác người Nga không kiềm chế được bản thân mình trong đàm phán thì bạn hãy tỏ ra tự tin và kiên quyết - nhưng không được để đối tác hiểu hay cảm nhận là bạn lên mặt dạy họ. Ngay cả khi đối tác bực tức đến mức đập bàn đập ghế thì bạn cũng không nên bối rối. Tính cách người Nga là như vậy - nhiều khi còn là thủ thuật. Nhiều chuyện có thể giải quyết được với đối tác người Nga tại bữa ăn trưa và bữa ăn trưa ấy không nhất khoát cứ phải thịnh soạn. Nhưng nếu có cùng nhau ăn tối thì khi đó bạn không nên e dè và ngần ngại nữa. Đó chính là những cơ hội để quan hệ trở nên thân thiết và tin cậy nhau hơn. Nói lời chúc rượu đầu tiên là việc của chủ nhà và khách đáp lại sau. Nội dung lời chúc rượu thường xoay quanh chủ đề tình bạn, cuộc sống hay vẻ đẹp của phụ nữ. Đương nhiên, ngợi khen chủ tiệc thì không khi nào sai và không thích hợp cả.

Người Nga, giống như cư dân của bất kỳ quốc gia nào, có những đặc điểm khác biệt với những người thuộc các nền văn hóa khác. Nếu biết về những đặc điểm này bạn sẽ nhanh chóng thích nghi với điều kiện sống ở địa phương.Bạn đang xem: Văn hóa giao tiếp của người nga


*

Thích tiếp khách

Người Nga được biết đến với lòng hiếu khách của họ. Họ thích tiếp khách và vui vẻ đi đến nhà bạn bè và người quen. Bàn ăn tràn đầy đồ ăn là một thứ khống thể thiếu trong những ngày gặp gỡ như vậy. Ngay cả khi bạn được mời đến uống một tách trà, thì tốt hơn là không nên ăn trước khi đến – người Nga có phong tục mang hết đồ ăn ra đại khách kể cả những món ăn mà nhà tự làm. Không có điều gi làm phật lòng bà chủ nhà hơn là một chiếc bàn trống rỗng trong bữa ăn. Theo quan điểm của bả chủ nhà thì đây là một dấu hiệu cho thấy khách vẫn đói và thức ăn không đủ.

Không đến chơi tay không

Ở Nga mọi người không đến chơi tay không. Ngay cả khi đó không phải là sinh nhật mà chỉ là cuộc gặp gỡ bạn bè. Nhất thiết phải mang một thứ gì đó. Đây có thể là chiếc bánh gatô, chai rượu vang hay phong sô-cô-la cho thành viên nhỏ nhất trong gia đình. Món quà không quan trọng. Miễn là phải có. Nếu không có bạn có thể sẽ bị coi là keo kiệt.

Tin vào điềm gở, điềm lành

Người Nga thường nhổ qua vai trái nếu nhìn thấy mèo đen chạy ngang qua đường; họ gõ vào gỗ, để việc mình muốn thành hiện thực không bị hỏng, và không huýt sáo trong nhà, để không bị hết tiền. Nếu phải quay lại nhà vì quên một thứ gì đó thì trước khi rời đi phải luôn soi gương.

Để chuyến đi thành công, người Nga cho rằng cần phải ngồi trong im lặng trước khi rời nhà lên đường. Theo truyền thuyết một tấm gương vỡ hay muối ăn bị đổ ra ngoài không hứa hẹn điều gì tốt cả.

Trước một sự kiện quan trọng (ví dụ, trước khi đi thi) người Nga nói với nhau “ni pukha ni pera”. Đáp lại, cần phải nói: “K chertu!” nếu không sẽ không có hiệu lực.

Sinh viên cũng có điềm, dấu hiệu của riêng họ:

– Không cắt tóc vào kỳ thi;– Vào nửa đêm trước ngày thi phải hét to gọi sự may mắn đến và cầm sổ ghi chép vẫy qua cửa sổ;– Vào ngày đi thi cần đặt một đồng xu năm rúp dưới gót chân ở bên trong giày.

Người ta tin rằng những thao tác này sẽ giúp mình có điểm tốt. Tất nhiên, không nên quan trọng hóa các điềm và dấu hiệu.

Trân trọng tình bạn thật sự

Tình bạn là một điều quan trọng trong cuộc sống của người Nga. Một người bạn thật đôi khi gần gũi hơn cả họ hàng.

Khái niệm về lòng trung thành, chung thủy của bạn bè không phải là từ trống đối với nhiều người Nga.

Tình bạn chân chính có thể bắt đầu ở trường trung học hoặc đại học và kéo dài đến cuối đời.

Thích giao tiếp

Người Nga không phải là người quen giữ ý kiến của mình bên trong mình. Đa số có ý kiền riêng của mình trong các câu hỏi từ cách trồng quả bầu đến chính sách đối ngoại của Nhà Trắng. Định kiến về kiểm duyệt chính trị ở Nga ở phương Tây không ngăn cản người Nga phát mình cởi mở ở nhiều nơi – từ khán giả sinh viên đến các cuộc họp báo với sự tham gia của nguyên thủ quốc gia.

Không cười với người lạ

Ở Nga, họ không quen cười mà không có lý do, và đặc biệt là không che giấu tâm trạng không vui hay vấn đề bằng một biểu cảm vui. Người Nga nghĩ như thế là không chân thật. Ở những nơi công cộng, họ có xu hướng duy trì một vẻ mặt tập trung. Nhưng chỉ cần người Nga rơi vào nhóm đồng nghiệp, bạn hay người thân, họ sẽ ngay lập tức “biến dạng” thành một người hay cười nhất trên thế giới, không ngừng cười đùa.

Dành tình cảm đặc biệt với phụ nữ

Nga nổi tiếng thế giới với phụ nữ đẹp. Natalya Vodianova, Maria Sharapova, Anna Kournikova và những người nổi tiếng khác có nguồn gốc từ Nga là một chứng minh rõ ràng cho điều này.

Ở Nga họ quen đối xử đặc biết với phái đẹp. Phái đẹp ở Nga thường được nhường chỗ ngồi trong xe công cộng, được giữ cửa, đưa tay, giúp ra khỏi xe. Sự ga lăng như vậy không được coi là sự xâm lấn vào sự độc lập hoặc suy thoái về phẩm chất kinh doanh của phụ nữ. Nhưng việc nhìn chằm chằm những cô gái lạ ở những nơi công cộng, bắt bớ, tán tỉnh dai dẳng, huýt sáo sau đó được coi là hành vi xúc phạm.

Thích đùa

Người Nga nói chung là những người vui tính: họ thích đùa, thích pha trò cười và thích chuyện cười. Họ đánh giá cao sự hài hước và châm biếm, họ biết cách tự cười mình. Thích chèn những trích dẫn từ những bộ phim nổi tiếng, đặc biệt là những bộ phim hài của Liên Xô vào lời phát biểu của họ, ai cũng thích những bộ phim đó bất kể tuổi tác. Có khi để hiểu được người Nga đùa về cái gì phải xem phim nối tiếng thời Xô Viết – ”Tình yêu và chim bồ câu”,”Moskva không tin những giọt nước mắt”,”Nữ tù binh Kavkaz, hay những cuộc phiêu lưu mới của Shurik”, “Pokrovsky Gates”, “Cánh tay kim cương” và vv.

Thích đi xông hơi

Chuyến đi xông hời là một cách giải trí cho cả nhóm bạn nữ lẫn nhóm bạn nam. Người ta tin rằng phòng xông hơi làm sạch cơ thể và tâm hồn. Người Nga đi tắm không chỉ để làm sạch người mà còn để tán gẫu với bạn bè hoặc người quen.

Nghi lễ xông hơi bao gồm tìm một nhóm bạn phù hợp, bản thân quá trình tắm rửa – càng ngồi trong phòng hơi lâu, người càng khỏe và mạnh mẽ về mặt tinh thần. Sau khi tắm hơi, người ta thường lặn xuống hố băng hoặc ngâm mình vào bể bơi có nước đá. Sau khi làm xong các ”thủ tục” những người tắm xong da đỏ được đón chào bằng câu nói truyền thống “S lekhkim parôm!” (Chúc xông hơi nhẹ nhõm!).

Các ngày lễ chính của người Nga

Hàng năm, hơn 50 ngày lễ chính thức được tổ chức tại Nga, từ các ngày lễ quốc gia và tôn giáo đến các ngày chuyên nghiệp và đáng nhớ. Người Nga thức sự có thể ăn chơi theo nghĩa đen và nghĩa bóng của từ này.

Năm mới

Ngày lễ quan trọng và yêu thích nhất của người Nga với cây thông Noel, quà tặng, những bữa tiệc dài với gia đình và pháo hoa. Được tổ chức vào đêm ngày 1 tháng 1. Các thứ tượng trưng cho Nắm mới ở Nga là – Ông Già Tuyết tốt bụng (Đed Moroz) và cháu gái Snegurochka của ông, rượu sâm panh, trứng cá muối, salad “Olivie”, tiếng đồng hồ của tháp Spasskaya, lời chúc mừng của nguyên thủ quốc gia trên TV, cũng như việc xem bộ phim hài “Số phận trớ trêu, hay Chúc xông hơi nhẹ nhõm!”

Lễ Giáng Sinh

Ngày lễ quan trọng thứ hai sau lễ Phục sinh đối với những người theo Kitô Chính thống giáo ở Nga. Vào đêm 6-7 tháng 1, các tế lễ long trọng được tổ chức tại các nhà thờ Chính thống trong cả nước. Người Nga chuẩn bị đón Giáng Sinh bằng việc trang trí nhà, tổ chức các bữa ăn. Còn có phong tục đi xem bói, các cố gái trẻ chưa chồng mong muốn biết được tên của chú rể. Người ta tin rằng xem bói vào dịp Giáng Sinh có độ chính xác cao.

Ngày Tatiana (Ngày sinh viên Nga)

Được tổ chức vào 25 tháng 1. Năm 1775, vào ngày tưởng niệm người tuẫn giáo Kitô giáo đầu tiên Tatiana La Mã, Nữ hoàng Nga Elizaveta đã ký sắc lệnh thành lập Đại học Moscow (nay là MGU), sau này trở thành trung tâm của khoa học và văn hóa Nga Theo thời gian, ngày sinh nhật của trường đại học đã trở thành một ngày lễ của sinh viên Nga. Năm 2005, tình trạng này đã được chính thức hóa. Vào ngày này, các sinh viên tôn vinh người bảo trợ Tatiana của họ và ăn mừng kết thúc kỳ thi mùa đông. Mỗi thành phố và trường đại học có truyền thống riêng: tiểu phẩm, buổi hòa nhạc, hội khiêu vũ, triển lãm, trò chơi, đồ ăn miễn phí và giải trí.

Ngày Người chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc

Vào thời Xô Viết, ngày này được gọi là là Ngày của Quân đội và Hải quân Liên Xô, chúc mừng tất cả các quân nhân. Ở nước Nga hiện đại, ngày 23 tháng 2 là một ngày lễ không chỉ cho quân đội, mà cho tất cả mọi người, bất kể họ có phục vụ trong quân đội hay không. Vào ngày này, ngoài những lời chúc mừng, họ mong đợi những món quà nhỏ từ đồng nghiệp, người thân, bạn bè, vợ và bạn gái của họ. Người Nga nói đùa: món quà vào Ngày Phụ nữ (8 tháng 3) mà cố gái sẽ nhận được phụ thuốc vào cô ta sẽ tặng gì cho người mình chọn vào ngày 23 tháng 2.

Lễ hội Maslyanitsa (Lễ tiễn mùa đông)

Ngày lễ Slavơ truyền thống để tiễn mùa đông và đón mùa xuân. Được tổ chức trong tuần trước Mùa Chay, trong đó người ta thường đến nhà nhau để ăn bánh blini (bánh rán, bánh kếp). Vào ngày cuối cùng, ngày thứ bảy, ngày có những lễ kỷ niệm lớn kết thúc bằng nghi thức tiễn mùa đông khi hình nộm của Maslenitsa bị đốt cháy.

Ngày Phụ nữ quốc tế

Ngày quốc tế vì quyền lợi của phụ nữ ở Nga được đón nhận đơn giản là Ngày phụ nữ. Vào ngày 8 tháng 3, toàn bộ phụ nữ của đất nước từ bé gái đến cụ bà biến thành những đối tượng thờ cúng và ngưỡng mộ: vào ngày này họ được nghe những lời tốt đẹp nhất, được tặng hoa và quà.

Lễ Phục Sinh

Ngày lễ Kitô giáo lâu đời nhất được tổ chức ở Nga vào đầu mùa xuân. Vào ngày này trong các nhà thờ làm lễ sang trọng, người Nga chào nhau với câu “Khristos Voskrese” (Chúa đã phục sinh), và người ta thường đáp lại bằng câu “Voistinu Voskrese” (Đúng là đã phục sinh). Đặc biệt cho lễ Phục sinh, họ nướng hoặc mua bánh Phục sinh và nhuộm trứng gà.

Ngày lễ Mùa xuân và Lao động

Vào thời Liên Xô 1 tháng 5 là ngày Ngày đoàn kết lao động quốc tế. Hồi đó ngày lễ này là chính thức và mang sắc thái hệ tư tưởng. Đặc tính của ngày lễ này là cuộc diễu hành với hành khúc ca qua những đường phố trung tâm của các thành phố, bao gồm Quảng trường Đỏ ở Moskva, với sự chào mừng của lãnh đạo của Đảng Cộng sản từ khán đài. Ngày nay nó là Ngày lễ Mùa xuân và Lao động Cũng vẫn có các cuộc diễu hành được tổ chức bởi công đoàn bảo vệ quyền của người Nga đang đi làm.

Ngày Chiến thắng

Một trong những ngày lễ quan trọng nhất của đất nước: Ngày 9 tháng 5 là ngày đánh dấu chiến thắng của Liên Xô trước Đức Quốc Xã và chấm dứt Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1941-1945). Vào ngày này, các lễ kỷ niệm quy mô lớn được tổ chức trên khắp đất nước: một cuộc diễu hành đến Lăng mộ của Người lính vô danh ở Moskva, các cuộc diễu hành quân sự tại các thành phố anh hùng và pháo hoa lễ hội, các buổi hòa nhạc. Người Nga tôn vinh các cựu chiến binh.

Quốc khánh Liên bang Nga

Được tổ chức hàng năm vào ngày 12 tháng 6. Vào ngày này, các lễ kỷ niệm và buổi hòa nhạc được tổ chức trên cả nước. Được thành lập để vinh danh việc tuyên bố về chủ quyền nhà nước của Liên bang Nga vào năm 1990.

Xem thêm: Vì sao uống sữa tươi bị tiêu chảy ? nguyên nhân, cách khắc phục an toàn

Ngày lễ tôn giáo của các dân tộc Nga

Đại diện của các tín ngưỡng khác nhau sống ở Nga có truyền thống riêng của họ. Cụ thể, người Hồi giáo tuân theo Ramadan (tháng ăn chay bắt buộc), ăn mừng Uraza-bayram (lễ kết thúc tháng ăn chay) và Kurban-bayram (lễ mừng xuân); Người Do Thái ăn mừng Hanukkah (ngày lễ thắp nến của người Do Thái) và Pesach (Lễ Phục sinh của người Do Thái); Phật tử – Sagaalgan (ngày lễ của tháng Trắng, ngày đầu tiên của năm mới theo âm lịch) và Zul-Khural (ngày lễ của một ngàn ngọn đèn). Ở một số vùng của Nga, những ngày nghỉ lễ tôn giáo được tuyên bố chính thức là những ngày không làm việc, ví dụ, ở Tatarstan (Uraza Bayram, Kurban Bayram) và Buryatia (Sagaalgan).