Ngày nay, tắc nghẽn mạch máu không chỉ xảy ra ở người lớn tuổi mà còn ở những người trong độ tuổi 20. Việc nhận biết các dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh sẽ giúp bạn điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Bạn đang xem: Tắc nghẽn mạch máu tay


Trong những năm gần đây, chúng ta thường nghe đến các thuật ngữ như xơ cứng động mạch, máu đặc, tắc nghẽn mạch máu, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não. Bình thường những người trẻ tuổi nghĩ rằng tình trạng này luôn xảy ra với những người ở độ tuổi 50 và 60. Thực tế không phải vậy, ngày nay, nhiều người trẻ ngoài 20 tuổi cũng đã bắt đầu hình thành các mảng bám trong mạch máu.



Ảnh minh họa

Ban đầu sẽ không ảnh hưởng nhiều đến quá trình lưu thông máu của toàn cơ thể nên một số triệu chứng sẽ không xuất hiện, nhưng theo thời gian, hiện tượng này sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, lúc này cơ thể cũng sẽ có những thay đổi bất thường.

Nếu 4 dấu hiệu bất thường này xuất hiện trên bàn tay, cảnh báo mạch máu đang bị tắc nghẽn, mọi người không nên bỏ qua.

4 dấu hiệu tắc nghẽn mạch máu ở tay cần cẩn trọng

1. Tay lạnh và tê



Ảnh minh họa

Nếu thời tiết lạnh, xuất hiện tình trạng lạnh tay là chuyện bình thường, chỉ cần giữ ấm tay hoặc ăn uống đúng cách thì tay sẽ ấm. Tuy nhiên nếu giữ ấm mà tay vẫn lạnh thì có thể là do mạch máu bị tắc nghẽn.

Ngoài việc tay lạnh, tay thỉnh thoảng bị tê, bạn cũng nên chú ý. Nếu mạch máu bị tắc nghẽn, máu không được lưu thông đến các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là tay và chân, do đó sẽ khiến tay chân lạnh, tê bì,… Nếu xảy ra hiện tượng này, bạn nên đi khám để được điều trị kịp thời, ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu.

2. Có gân xanh trên tay



Ảnh minh họa

Hầu hết mọi người sẽ nổi gân xanh trên tay khi đang làm việc hoặc sử dụng tay quá nhiều, trên thực tế hiện tượng này có thể xác định được hệ tiêu hóa của con người có vấn đề gì không và quá trình lưu thông máu trên đầu có khỏe mạnh hay không?

Nếu trên bàn tay xuất hiện ngày càng nhiều gân xanh thì có nghĩa là não thường xuyên bị thiếu máu cục bộ, thiếu oxy, đây là một trong những triệu chứng điển hình của tình trạng tắc nghẽn mạch máu, đôi khi còn kèm theo đau đầu, chóng mặt.


3. Lòng bàn tay đỏ và tím

Nếu lòng bàn tay có màu đỏ và tím, chứng tỏ mạch máu bị tắc nghẽn nghiêm trọng, do độ nhớt của mạch quá cao. Một khi mạch máu bị tắc nghẽn mạnh sẽ làm cho quá trình lưu thông máu bị chậm lại. Khi duỗi lòng bàn tay ra, bạn sẽ thấy lòng bàn tay có màu tím, đồng kèm theo các triệu chứng lạnh và ngứa ran. Đối với hiện tượng này, chúng ta phải đề phòng kịp thời để tránh một số bệnh xảy ra đột ngột như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não.

4. Móng tay bị lõm



Ảnh minh họa

Móng tay là phần kéo dài của các cơ, nếu móng tay có biểu hiện bất thường thì đó có thể là dấu hiệu của một bộ phận nào đó trên cơ thể không khỏe mạnh. Phần bên ngoài của móng tay là phần cứng, trong trường hợp bình thường sẽ không bị hư hại hay bị lõm do va đập thông thường, nếu xảy ra hiện tượng này có thể là do máu lưu thông kém.

Nếu máu người đặc sẽ khiến máu lưu thông chậm, trường hợp này dễ gây tắc nghẽn mạch máu, nếu mạch máu bị tắc nghẽn thì móng tay không thể được máu nuôi dưỡng, theo thời gian, trở nên giòn và dễ gãy, dễ xuất hiện tình trạng lõm sau khi chịu tác động của ngoại lực. 

Nếu có những biểu hiện trên bạn nên đến bệnh viện khám kịp thời để tránh mắc các bệnh nguy hiểm.

Làm 3 việc này thường xuyên để bảo vệ mạch máu

1. Hạn chế những thực phẩm gây hại cho mạch máu

Những người có mạch máu không khỏe nên tránh ăn những thực phẩm giàu chất béo, nhiều calo, nhiều đường như thịt mỡ, bánh ngọt, nội tạng động vật, đồ uống có đường,.. Những thực phẩm này thường làm tăng tốc độ hình thành các mảng máu, khiến mạch máu ngày càng bị tắc nghẽn.

2. Uống nhiều nước



Ảnh minh họa

Nước là một thành phần không thể thiếu trong cơ thể, nước có thể giúp cơ thể tỉnh táo, cũng là một cách hữu dụng, rẻ tiền và hiệu quả nhất để thanh lọc mạch máu.

Uống nước có thể làm giảm độ đặc của máu, giảm bớt tiểu cầu (vai trò quan trọng làm đông máu) bám trên thành mạch máu, tránh gây ra tắc động mạch. Nhờ vậy mà có được mạch máu trẻ và sạch. Uống nước có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng đào thải độc tố trong máu qua nước tiểu, máu trở nên tươi mới thì mạch máu cũng khỏe mạnh.

3. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên có thể đóng vai trò tốt trong việc bảo vệ sức khỏe, vì nó có thể thúc đẩy tuần hoàn máu trong quá trình tập luyện, tăng độ dẻo dai của mạch máu, ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu và tránh nguy cơ vỡ mạch máu. Tuy nhiên, việc tập thể dục không thể chỉ trong một ngày hai ngày, mỗi tuần ít nhất phải tập thể dục 5 ngày, hiệu quả nằm ở sự kiên trì lâu dài.

Tuy nhiên cần phải tập luyện phù hợp với thể trạng của cơ thể, tập quá sức sẽ làm tổn hại đến sức khỏe mạch máu. Có thể chọn một số bài tập như đi bộ nhanh, chạy bộ, bơi lội, đạp xe….

Bệnh bao gồm những tổn thương hoặc thuyên tắc ảnh hưởng đến các mạch máu nằm cách xa tim. Ngoài ra, bệnh còn có thể ảnh hưởng những động mạch cung cấp máu cho đầu. Tuy nhiên, bệnh lý mạch máu ngoại biên chủ yếu ảnh hưởng đến hệ động mạch ở chân và bàn chân.
Khoảng 1/2 trường hợp bệnh cảnh không có triệu chứng ban đầu. Với những người có bệnh lý mạch máu ngoại biên kèm triệu chứng, thường đau ở chân khi đi bộ là một trong các dấu hiệu gợi ý. Các cơn đau thường biến mất trong vòng vài phút sau khi ngừng đi. Chính vì vậy, rất nhiều trường hợp bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng nhưng chủ quan vì không biết đang đối mặt với một trong những bệnh lý về mạch máu ngoại biên nguy hiểm, ngày càng phổ biến.
Viêm tĩnh mạch: Thông thường, viêm tĩnh mạch cánh tay xảy ra ít hơn là chân. Đối với viêm tĩnh mạch nông xuất hiện các dấu hiệu đỏ, nóng và tĩnh mạch lúc này như một cọng dây cứng, có thể đau khi sờ vào. Triệu chứng toàn thân có thể sốt kèm theo mệt mỏi. Khi khám thực thể thấy có dấu hiệu đỏ và phù nhẹ dọc theo các đoạn tĩnh mạch. Sờ thì thấy vùng tĩnh mạch viêm như một chuỗi hạt cứng, rất đau khi đụng vào.

*


Đối với viêm tĩnh mạch sâu xuất hiện với cơn đau dữ dội hơn, có thể sốt. Dạng này nguy hiểm ở chỗ nó có khả năng gây ra huyết khối tĩnh mạch, thậm chí thuyên tắc phổi. Do đó, bệnh nhân khi phát hiện bất thường cần đến cơ sở y tế chuyên khoa tim - mạch để được khám và xử trí đúng.

Xem thêm: 101+ Cách Học Thuộc Công Thức Lượng Giác Bằng Thơ Đặc Sắc, Cách Học Công Thức Lượng Giác Dễ Nhớ Nhất 2021

Giãn tĩnh mạch: Bình thường, máu tĩnh mạch chảy về tim với một vận tốc hằng định, được trợ giúp bởi sự co cơ và các van tĩnh mạch. Van tĩnh mạch hoạt động như cánh cổng một chiều ngăn không cho dòng máu chảy ngược trở lại dưới tác động của trọng lực. Tuy nhiên, khi dòng máu lưu chuyển quá chậm hoặc van bị tổn thương hay viêm nhiễm, các tĩnh mạch đặc biệt là tĩnh mạch nông ở chân sẽ giãn căng ra và xoắn lại thành từng búi.Bệnh xảy ra ở nữ nhiều hơn nam, tỉ lệ cao hơn đối với những ai có tiền căn gia đình người thân bị giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, người lớn tuổi, phụ nữ, bị thừa cân và những người phải đứng trong một thời gian dài có tỷ lệ giãn tĩnh mạch cao hơn.Khi mắc bệnh, biểu hiện dễ thấy là dấu nổi tĩnh mạch ngoằn ngoèo, xanh tím trên da, giống rắn bò. Bệnh nhân cảm giác đau, châm chích ở chân. Mắt cá chân thường phù vào cuối ngày.Giãn tĩnh mạch có thể được xử trí ngoại khoa hoặc bằng phương pháp nội khoa kèm theo sử dụng băng ép. Người bị giãn tĩnh mạch cần duy trì cân nặng hợp lý, tránh béo phì nhằm giảm áp lực tĩnh mạch và tránh đứng lâu.Tắc động mạch: Động mạch ngoại biên có thể bị tắc do các mảng xơ vữa, khi dòng máu đến bị thiếu hụt, chân tay vùng tương ứng sẽ bị đau và tê. Dòng máu nuôi dưỡng thiếu cũng có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng ở các chi bị ảnh hưởng. Nếu động mạch bị hẹp tắc nặng, dòng máu nuôi bị chặn lại các mô tế bào vùng tương ứng bị hoại tử, nhiều lúc phải cắt cụt chi.Tùy vào vị trí tắc, bệnh nhân có thể đau ở cẳng chân, đùi, hay vùng mông. Thông thường, cường độ đau tỉ lệ thuận với mức độ tắc. Trong những trường hợp nặng, ngón chân trở nên xanh tím, bàn chân lạnh, mạch yếu. Nghiêm trọng hơn nữa, mô thiếu máu sẽ bị hoại tử, khi đó cắt cụt là không thể tránh khỏi.Đôi khi chuột rút xảy ra ở lúc bệnh nhân đi bộ. Càng hoạt động nhiều cơn đau càng tăng lên. Tình trạng này gọi là cơn đau cách hồi, tức là khi bệnh nhân đi một đoạn thì bị đau, nghỉ sẽ hết đau nhưng đi tiếp thì lại đau nữa. Tuy nhiên, nhiệt độ lạnh và một vài loại thuốc cũng có thể gây đau chân tương tự. Bệnh Buerger: Bệnh Buerger là nguyên nhân gây viêm các mạch máu ở chân và tay, đặc biệt là ở bàn tay và bàn chân. Bệnh này làm thu hẹp và tắc nghẽn các mạch máu nên lưu lượng máu đến bàn tay và bàn chân giảm. Đây là nguyên nhân gây đau và các triệu chứng khác và cuối cùng có thể dẫn đến tổn thương và gây chết mô (hoại tử) ở tay và/hoặc chân.Vì máu không thể đi tới tất cả các bộ phận của bàn tay và/hoặc chân nên khi mắc biểu hiện thường thấy là bàn tay và bàn chân có thể cảm thấy lạnh và hơi sưng. Tay chân có thể tái nhợt hoặc trở nên đỏ, xanh hoặc tím nhạt. Đau ở bàn tay, bàn chân là một trong những triệu chứng chính của căn bệnh và đôi khi người bệnh thấy bỏng rát ở những vùng đó. Cơn đau có thể xảy ra ở chân hoặc bàn chân khi đi bộ và được gọi là đau cách quãng (intermittent claudication, khi nghỉ ngơi thì hết đau). Khi bệnh nặng hơn, cơn đau có thể xảy ra ngay cả khi đang nghỉ ngơi. Đau thường nặng hơn vào ban đêm. Người bệnh có thể cảm thấy ngứa ran hoặc tê ở bàn chân và bàn tay. Thời tiết lạnh thường sẽ làm cho các triệu chứng trở nên nặng hơn.Người ta vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh Buerger. Tuy nhiên, bệnh được biết là thường xảy ra ở những người hút thuốc. Hút thuốc đóng vai trò như một nguyên nhân kích hoạt và gây bệnh Buerger. Vì vậy, khi có biểu hiện nghi ngờ, nhất là những người nghiện thuốc lá, cần đến cơ sở y tế để được các bác sĩ loại trừ những căn bệnh khác có thể gây ra triệu chứng tương tự.Bệnh Raynaud: Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ. Đây là một vấn đề về lưu thông máu. Cơ thể không vận chuyển đủ máu đến các chi, vì vậy, chúng cảm thấy lạnh và tê bì. Phần lớn tình trạng này kéo dài trong thời gian ngắn khi cơ thể bạn phản ứng quá mức với nhiệt độ lạnh.Đợt tấn công của Raynaud, cơ thể hạn chế dòng chảy đến các chi. Điều này làm cho ngón tay và ngón chân lạnh, tê cóng và rồi biến sắc trắng hay xanh tím. Khi dòng máu quay trở lại, chúng ấm, có thể đỏ và bắt đầu có nhịp đập và đau. Ít trường hợp gây ảnh hưởng đến mũi và tai. Một đợt tấn công thường kéo dài chỉ vài phút. Nhưng một số trường hợp có thể kéo dài hơn 1 giờ.Đến nay, cơ chế gây bệnh vẫn chưa rõ. Có tác giả cho rằng đó là tác dụng phụ của tình trạng khác như bệnh lý mô liên kết, chấn thương, bệnh thần kinh. Không có cách điều trị cho Raynaud nguyên phát mặc dù bệnh có thể kiểm soát hiệu quả. Vì vậy, khi có biểu hiện, cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và tư vấn cụ thể.Theo SKĐS online.