Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


*

Trẻ 6 tháng ăn được những gì, bé 6 tháng ăn được những gì hay bé 6 tháng ăn được gì là thắc mắc của nhiều người. Đối với bé 6 – 8 tháng tuổi đã sẵn sàng ăn dặm, bạn cần cho trẻ ăn những thức ăn mềm như cháo hoặc trái cây, rau củ xay nhuyễn để bé dễ nuốt và tiêu hóa. Thông thường, bạn chỉ cần cho bé ăn dặm nửa chén thức ăn mềm mỗi bữa và một ngày có thể cho con ăn từ 2 – 3 bữa. Song song đó là vẫn tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến khi được 12 tháng tuổi để đảm bảo nguồn dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của bé.

Bạn đang xem: Dinh dưỡng cho trẻ 6 tháng tuổi

Nếu muốn thúc đẩy khả năng nhai và cầm nắm của trẻ, bạn nên cho con làm quen với thức ăn có nhiều kết cấu, kích cỡ cũng như mùi vị khác nhau. Nếu bé thích tự ăn, bạn có thể đưa thìa (muỗng) cho bé để con tự xúc thức ăn cho vào miệng. Tuy sẽ có nhiều bừa bộn nhưng kiểu ăn dặm “tự túc” sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn về khả năng phối hợp giữa tay và mắt.

Ngoài ra, trong những ngày đầu tập ăn thức ăn đặc với nhiều hương vị khác nhau có thể khiến bé cảm thấy lạ lẫm. Vì vậy, nếu con có biểu hiện “từ chối” thức ăn thì bạn không nên ép buộc trẻ mà hãy kiên nhẫn hơn và cho bé thử lại vào một lần khác nhé!


Bé 6 tháng ăn được gì? Mách bạn những thực phẩm cần thiết cho bé

6 tháng bé ăn được những gì hay trẻ em 6 tháng tuổi ăn được những gì? Trong giai đoạn 6 – 8 tháng tuổi, ngoại trừ mật ong thì em bé có thể ăn và uống được khá nhiều món khác nhau. Nguyên tắc ăn dặm trong giai đoạn này là bạn cần đảm bảo những thức ăn đầu tiên của trẻ luôn được nấu chín và xay hay tán nhuyễn mịn.

Nhiều mẹ thắc mắc những nhóm thực phẩm nào tốt cho sự phát triển của trẻ? Câu trả lời là không có quy định về thức ăn dặm tốt nhất cho trẻ. Thế nhưng, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên cho bé ăn các nhóm thực phẩm giàu sắt nhằm thúc đẩy não bộ trẻ phát triển và đảm bảo chế độ ăn lành mạnh. Sau đây là gợi ý những thức ăn dặm phù hợp với trẻ 6 tháng:


Trẻ 6 tháng tuổi ăn được những gì? Các loại thịt, cá: Thịt heo, bò, gà, cá (cá thịt trắng, loại bỏ xương) nấu chín và xay nhuyễn hay tán mịn để bé ăn chung với cháo. Trẻ 6 tháng ăn dặm được những gì? Rau củ nấu chín, xay nhuyễn hay tán mịn: Bí đỏ, khoai tây, khoai lang, cà rốt, các loại đậu khô, các loại rau ăn lá, bông cải xanh… bạn có thể cho bé ăn riêng hoặc ăn chung với cháo. Bé 6 tháng ăn được gì? Hoa quả nghiền nhuyễn: Chuối, bơ, táo, lê, dưa gang, đu đủ… Bạn có cho bé ăn riêng lẻ các loại trái cây này hoặc trộn chung với sữa mẹ, sữa công thức đều được.

Bé 6 tháng ăn được gì? Những lưu ý để phòng ngừa rủi ro khi trẻ ăn dặm

*

Bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề bé 6 tháng ăn được gì hay trẻ 6 tháng ăn được gì, các mẹ bỉm cũng nên chú ý đến những rủi ro bé có thể gặp phải khi làm quen với thức ăn đặc và thô. Sau đây là những điều bạn cần lưu ý:


Luôn ở bên con để quan sát, theo dõi quá trình ăn dặm của bé. Thắt dây an toàn nếu bé ngồi trên ghế cao để ngăn con di chuyển khi ăn. Tránh cho bé ăn các loại hạt cứng như bắp rang bơ, đậu phộng, hạt điều… Tránh cho bé ăn các loại hoa quả có kích thước tròn và nhỏ như cà chua bi, nho… Đối với các loại trái cây rau củ để bé tự cầm nắm khi ăn thì mẹ nên cắt lát nhỏ hơn để giúp con dễ cắn, nhai và nuốt. Tránh dùng gia vị như đường, muối, bột ngọt… khi nấu thức ăn dặm cho trẻ dưới 1 tuổi. Điều này không cần thiết và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Bé 6 tháng ăn được gì luôn là chủ đề được nhiều mẹ bỉm quan tâm. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn biết được trẻ 6 tháng ăn được những gì cũng như có thêm nhiều thông tin hữu ích về dinh dưỡng cho bé trong độ tuổi ăn dặm. Quá trình hấp thu những thức ăn khác ngoài sữa mẹ không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển của bé mà còn giúp con phát triển nhiều kỹ năng và hình thành thói quen ăn uống đầu đời. Vì vậy, mẹ hãy giúp con xây dựng chế độ ăn lành mạnh và khoa học để bé lớn lên một cách khỏe mạnh nhé!


Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.


*

Nguồn tham khảo


Nutrition 6-8 months

Do’s and Don’ts for Baby’s First Foods

What to feed your baby – From around 6 months

Feeding your baby: 6–12 months

When, What, and How to Introduce Solid Foods

Bước sang tháng thứ 6, hầu hết trẻ đã có thể bắt đầu thực hiện chế độ ăn dặm. Việc lựa chọn thực phẩm và lên thực đơn ăn dặm cho trẻ sơ sinh 6 tháng lúc này trở nên vô cùng quan trọng. Mẹ cần phải chú ý đến việc xây dựng chế độ dinh dưỡng bé 6 tháng tuổi đầy đủ dưỡng chất nhằm giúp bé phát triển tốt về thể chất và tinh thần.Trong bài viết sau, giaoducq1.edu.vn sẽ gợi ý một số thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi để mẹ chuẩn bị một cách dễ dàng hơn. 

Ăn dặm là gì? Vì sao phải cho trẻ ăn dặm?


Ăn dặm là giai đoạn chuyển từ chế độ ăn dạng lỏng (sữa mẹ hoặc sữa công thức) sang chế độ ăn dạng sệt (bột, cháo nghiền nhuyễn) đến lợn cợn và cuối cùng là dạng miếng.


Theo Raisingchildren, trẻ sơ sinh 6 tháng đầu tiên đều có nguồn dinh dưỡng chính đến từ sữa mẹ và sử dụng sắt dự trữ trong cơ thể khi còn trong bụng mẹ. Tuy nhiên, khi trẻ lớn dần lên, các bé sẽ cần nguồn dinh dưỡng khác và nhiều sắt hơn để chuẩn bị cho những giai đoạn phát triển khác.

Đến khi trẻ 6 tháng tuổi, trẻ cần bắt đầu ăn dặm. Khi đó, bé sẽ tập ăn thêm các thực ăn rắn hơn sữa mẹ, bắt đầu trải nghiệm hương vị mới, kết cấu mới của thức ăn và phát triển thêm chức năng răng hàm. Mẹ có thể tham khảo cách chọn bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi.

Tuy nhiên, mẹ vẫn cần cho bé tiếp tục uống sữa mẹ, sữa công thức kết hợp với ăn thức ăn đặc ít nhất 12 tháng. Bởi nếu mẹ thay đổi chế độ ăn quá nhanh, bé sẽ không thích nghi kịp cũng như hấp thụ đủ dưỡng chất.

*

Dấu hiệu trẻ muốn ăn dặm

Trẻ mấy tháng ăn dặm? Khi nào cho bé ăn dặm là vấn đề rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Thông thường, trẻ 5 tháng tuổi trở lên đã có thể bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên, vì mức độ phát triển của mỗi trẻ là không giống nhau, do đó, bố mẹ cần quan sát theo dõi xem bé yêu đã có những dấu hiệu ăn dặm chưa.

Dưới đây là một số dấu hiệu bé muốn ăn dặm điển hình mà mẹ có thể tham khảo:

Bé không còn đẩy đồ ăn ra khi mẹ đút như trước đây.Bé bắt đầu tập nhai những thứ mẹ cho vào miệng.Bé bắt đầu có thói quen cầm nắm đồ vật và cho vào miệng gặm.Bé tự ngồi được mà không cần ba mẹ hỗ trợ.Bé rất thích ngồi chung với gia đình vào bữa ăn.

Khi có những dấu hiệu này, bố mẹ có thể kết hợp cho bé bú sữa mẹ và tập ăn dặm dần với các thực đơn cho bé ăn dặm khoa học dinh dưỡng.


Nếu bé 5 tháng tuổi đã có những dấu hiệu ăn dặm sớm thì mẹ có thể tham khảo thực đơn dặm cho bé 5 tháng tuổi. Bữa ăn dặm là “bữa ăn đầu tiên” của đứa bé. Trẻ ăn dặm sẽ được tiếp xúc với thức ăn mới ngoài sữa mẹ. Thế nên, mẹ cần tìm hiểu kỹ trước khi cho bé ăn dặm. Các món ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi nên bắt đầu với bữa ăn loãng (đặc hơn sữa mẹ) và khi bé quen dần thì chuyển qua thức ăn đặc hơn.


*

Cách cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm như thế nào?

1. Nguyên tắc cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm khoa học

Cho con ăn dặm đúng thời điểm: Mẹ không nên ép con ăn khi con chưa đói và nên dừng lại đúng lúc khi con no hoặc nhận đủ lượng thức ăn cần thiết.Cho con ăn thực phẩm lỏng trước rồi đến thức ăn đặc sau: Điều này giúp bé yêu có thời gian làm quen với các loại thức ăn có kết cấu mới.Cho con ăn đa dạng đủ 4 nhóm thực phẩm: Mẹ nên xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng đầy đủ 4 nhóm chất cần thiết: Bột đường – Đạm – Chất béo – Vitamin và chất khoáng. Điều này nhằm giúp bé nhận được đầy đủ dưỡng chất để phát triển.

Bên cạnh việc chú trọng đến thực đơn ăn dặm, mẹ cũng đừng bỏ qua việc lựa chọn tã quần cho bé thoải mái, phù hợp cho bé hoạt động cả ngày. Dòng Tã dán, tã quần cao cấp giaoducq1.edu.vn Naturemade sẽ là một lựa chọn đúng đắn cho làn da nhạy cảm của bé yêu từ 4 tháng tuổi trở lên. Thành phần vitamin E từ dầu mầm lúa mạch và không chứa hóa chất gây hại, sản phẩm được chứng nhận cực kỳ an toàn cho da bé tại viện nghiên cứu Đức. Bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi tự nhiên nhập khẩu 100% từ Châu Âu giúp nâng niu làn da non nớt của bé. Đồng thời thiết kế bề mặt 3D mỏng nhẹ, tã sẽ giúp thấm hút nhanh, khô thoáng lên đến 12 tiếng. Tã giaoducq1.edu.vn Naturemade có bảng size đa dạng từ dưới 5kg đến dưới 15kg (M, L, XL, XXL) gồm cả tã dán và tã quần cho mẹ thoải mái lựa chọn.

giaoducq1.edu.vn còn có dòng Tã dán, tã quần giaoducq1.edu.vn Tràm Trà Tự Nhiên. Tinh chất tràm trà có trong tã giúp làm dịu làn da bé. Công nghệ bong bóng 3D giúp khóa ẩm và ngăn thấm ngược đến 99%. Tã tràm trà có kích thước từ M đến XXXL, đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Mẹ cân nhắc lựa chọn hai dòng tã này cho bé yêu trải nghiệm nhé.


*

2. Trẻ 6 tháng ăn được những gì?

Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng, hẳn phụ huynh nào cũng băn khoăn về việc trẻ 6 tháng ăn được những gì. Trong giai đoạn này, mẹ nên cho con làm quen với đa dạng các loại thực phẩm, để đảm bảo đủ dưỡng chất. Một số chất dinh dưỡng cho bé ăn dặm cần thiết nên có mặt trong thực đơn ăn dặm của bé 6 tháng tuổi là:

Chất đạm: Các loại thịt heo, bò, gà, tôm, cá, lòng đỏ trứng,... là nguồn chất đạm giúp bổ sung sắt, kẽm cho bé. Chất béo: Chất béo, các axit béo cũng đã có sẵn trong các loại thực phẩm ăn dặm đi kèm như thịt, tôm, trứng gà,...Vitamin và khoáng chất: Chất xơ, vitamin, khoáng chất tự nhiên từ rau củ như: rau ngót, củ cải, cà rốt, khoai,... giúp bổ sung dinh dưỡng và hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé trở nên hoàn thiện hơn. Nhóm chất bột đường: Mẹ có thể cho bé ăn các loại bột ngũ cốc ăn dặm được chế biến sẵn bởi các thương hiệu uy tín hoặc tự chế biến bằng bột gạo, gạo lứt và các loại đậu, hạt dinh dưỡng.

Ở giai đoạn này, mẹ có thể cho bé tập ăn dặm bằng những món ăn dễ tiêu hóa, ngon miệng nhưng vẫn đảm bảo được lượng dưỡng chất như cháo yến mạch, súp gà, cháo tôm,... Mẹ không nên cắt hẳn cử sữa của bé mà nên bắt đầu với vài bữa phụ ăn dặm với số lượng ít rồi dần dần gia tăng, khi bé đã quen với chế độ ăn này thì mẹ có thể thử cho bé ăn thêm cháo ếch, nui,... để đổi món.

Bên cạnh đó, mẹ có thể tham khảo lượng thức ăn khuyến cáo cho mỗi bữa ăn theo từng tháng tuổi như bảng bên dưới:

*

3. Liều lượng ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Vậy với bé 6 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ? Lúc này, chế độ dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi vẫn đến từ sữa mẹ là chính. Còn bữa ăn dặm chỉ là bữa ăn phụ, giúp bé làm quen với thức ăn thô và mùi vị thức ăn. Mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 - 2 bữa/ngày là đủ, đến khi bé 10 tháng thì mẹ có thể tăng lên 3 bữa/ngày.

Ngoài ra, với mỗi món ăn dặm mới, mẹ nên cho bé ăn với liều lượng 1 thìa (5ml) và sẽ tăng dần lên theo nhu cầu và sở thích của bé. Tuy nhiên, tối đa 1 lần, mẹ chỉ nên cho bé ăn từ 7 - 10 thìa. Mẹ lưu ý không nên ép con ăn quá liều lượng ăn dặm bé 6 tháng.


Bài viết về "Dự đoán chiều cao của trẻ": Giúp bố mẹ dự đoán được chiều cao tương lai của con dựa trên chiều cao của bố mẹ.


4. Nhóm thực phẩm cần tránh trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

Ngoài nhóm chất cần thiết có mặt trong chế độ dinh dưỡng của trẻ 6 tháng tuổi, mẹ cũng nên lưu ý tìm hiểu các loại thức ăn cần tránh trong các bữa ăn cho bé 6 tháng tuổi, cụ thể như sau:

Mật ong: Do mật ong chứa hàm lượng đường cao nên không được khuyến cáo dùng cho trẻ sơ sinh.Trứng chưa nấu chín: Trứng sống, trứng chưa nấu chín có thể chứa vi khuẩn Salmonella.Thực phẩm hoặc đồ uống có đường, muốiThực phẩm nguyên hạt: Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi ăn hạt có nguy cơ bị mắc nghẹn, một số trẻ cũng có thể bị dị ứng với các loại hạt.Thực phẩm ít chất béo: Trẻ sơ sinh thường cần nhiều chất béo hơn so với người lớn, mẹ nên bổ sung các thực phẩm nhiều chất béo như bơ, dầu oliu, cá ngừ, các loại đậu,...Sữa bò tươi: Trong sữa bò có hàm lượng protein cao có thể khiến trẻ bị khó tiêu hóa. Dưới 1 tuổi, trẻ chỉ nên tiêu thụ sữa mẹ và các loại sữa công thức hợp tuổi.

Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Như đã đề cập, các bé 6 tháng tuổi vẫn còn duy trì sữa mẹ nên chỉ cần ăn dặm khoảng 1 - 2 bữa/ngày. Mỗi bữa ăn nên cách nhau ít nhất 2 giờ để bé tiêu hóa kịp thời. Ba mẹ nên xây dựng lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi và thực hiện nghiêm chỉnh. Điều này sẽ thiết lập thói quen ăn uống đúng giờ, đúng bữa cho bé, giúp dạ dày tiêu hóa tốt thức ăn. Cụ thể:

*

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi của Viện Dinh Dưỡng Trung Ương

Dưới đây là thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi theo gợi ý của Viện Dinh dưỡng Trung Ương mà các mẹ bỉm có thể tham khảo và áp dụng:

*

Lưu ý: Mẹ có thể thay thế nước cam bằng các loại nước trái cây khác theo mùa hoặc trà lúa mạch, phù hợp với độ tuổi của bé. Đối với rau củ xanh, mẹ cũng nên thay đổi thường xuyên để đa dạng thực đơn.

>> Tham khảo ngay: Các món ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật, BLW, truyền thống 

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu truyền thống 7 ngày

Nếu mẹ đã biết trẻ 6 tháng ăn được những gì thì tiếp theo mẹ sẽ lựa chọn thực phẩm và xây dựng một thực đơn ăn dặm đầy đủ chất dinh dưỡng. Dựa vào khẩu vị, sở thích ăn uống của bé, mẹ có thể lên thực đơn ăn phù hợp với trẻ. Hãy tham khảo gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng như sau:

Thứ 2: Cháo bí đỏ nghiền và sữa.Thứ 3: Cháo bắp cải nhuyễn, đậu xanh.Thứ 4: Cháo trứng nghiền nhuyễn, cà chua.Thứ 5: Cải thìa và khoai lang nghiền nhuyễn.Thứ 6: Cháo cà rốt, bông cải nghiền nhuyễn.Thứ 7: Súp khoai tây sữa và đậu.Chủ nhật: Cháo bí đỏ và cải xoăn nghiền nhuyễn.

Dần dần khi bé đã quen với việc ăn dặm, bố mẹ sẽ đa dạng hóa thực đơn với các nguyên liệu như thịt bò, heo, cá,... để thay đổi khẩu vị của con.

Các cách nấu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu truyền thống đơn giản, dễ làm

Dưới đây là một số gợi ý các món ngon đơn giản, dễ làm mà mẹ có thể áp dụng vào thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu truyền thống:

1. Cách nấu cháo bí đỏ nghiền ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Trong bí đỏ có rất nhiều vitamin A, C và chất xơ, vì thế bí đỏ đứng đầu trong danh sách thực phẩm cần có trong chế độ dinh dưỡng cho bé phát triển toàn diện. Bí đỏ hấp chín và nghiền nhuyễn kết hợp với sữa mẹ hoặc sữa công thức sẽ cho ra món ăn dặm thơm ngon dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi.

Chuẩn bị:

1 chén bí đỏ gọt vỏ, cắt nhỏ.Sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Chế biến:

Bước 1: Phụ huynh hấp bí đỏ cho chín mềm.Bước 2: Lấy bí đỏ đã hấp ra chén và dùng muỗng ăn nghiền thật kỹ.Bước 3: Bỏ bí đỏ đã nghiền vào nồi và đun cùng ít nước sôi trong 1 phút sau đó thêm sữa khuấy đều.Bước 4: Sau khi món ăn đã hòa quyện vào nhau thành hỗn hợp màu cam vàng, bạn có thể lấy ra để nguội và cho bé dùng.

*

2. Khoai lang nghiền - Món ăn hỗ trợ trị táo bón cho trẻ sơ sinh

Khoai lang là thực phẩm lý tưởng giúp hỗ trợ điều trị trẻ sơ sinh bị táo bón. Vì thế, phụ huynh có thể kết hợp khoai lang với các nguyên liệu khác trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng để củng cố hệ tiêu hóa cho bé.

Chuẩn bị:

1 củ khoai lang nhỏ, gọt vỏ, rửa sạch, cắt khoanh.Sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Chế biến:

Bước 1: Ngâm khoai vào nước 5 phút để loại bỏ nhựa và những chất cặn ở bề mặt khoai.Bước 2: Hấp hoặc luộc chín sau đó nghiền mịn bằng rây.Bước 3: Đun cùng ít nước sôi trong 1 phút và thêm sữa khuấy đều. Bước 4: Sau khi hỗn hợp đã kẹo lại và hòa quyện vào nhau, bạn múc ra chén, để nguội đến nhiệt độ phù hợp có thể cho bé ăn.

3. Cách làm bơ nghiền cho bé ăn dặm

Món ăn dặm bơ nghiền chứa dồi dào vitamin C, A và khoáng chất như magie, canxi, kali,... Đây đều là những chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Loại trái cây này mềm nên cũng rất dễ chế biến thành nhiều món ăn dặm cho trẻ sơ sinh.

Chuẩn bị:

1 quả bơ cắt theo chiều dọc, tách hạt, lấy thịt.Sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Chế biến:

Bước 1: Xay nhuyễn bơ và lọc lại bằng rây.Bước 2: Trộn với sữa và khuấy đều đến khi có dạng sánh lỏng.Bước 3: Lấy ra chén và phụ huynh có thể bắt đầu cho bé ăn từng muỗng nhỏ.

*

4. Chuối nghiền cho bé 6 tháng ăn dặm

Tương tự như bơ, chuối là loại trái cây chứa nhiều vitamin A, vitamin C, magie, canxi, kali, photpho,... với độ mềm dễ chế biến. Do đó, chuối nghiền là một lựa chọn hàng đầu nên có trong thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng.

Chuẩn bị:

1 quả chuối chín, thái khoanh.Sữa mẹ/sữa công thức hoặc ngũ cốc.

Chế biến:

Bước 1: Dùng thìa nghiền nát chuối hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.Bước 2: Thêm sữa mẹ, sữa công thức đã pha nước hoặc ngũ cốc để tạo thành một hỗn hợp ăn dặm cho bé.

5. Cháo cá hồi và cà rốt cho bé ăn dặm

Trong khi cà rốt có hàm lượng lớn carotene có thể chuyển hóa thành vitamin A có lợi cho hệ miễn dịch, thì cá hồi chứa lượng lớn omega-3 củng cố hệ tim mạch phát triển. Cháo cá hồi cà rốt là món ăn rất phổ biến trong thực đơn cho bé 6 tháng ăn dặm.

Chuẩn bị:

½ củ cà rốt.100g thịt cá hồi.1 thìa dầu ăn thực vật hoặc dầu oliu.

Chế biến:

Bước 1: Vo lượng gạo vừa đủ cho bé ăn. Sau đó, cho nước theo tỷ lệ 1 gạo : 10 nước để nấu thành cháo.Bước 2: Phụ huynh hấp chín cà rốt đến khi mềm và nghiền nhuyễn.Bước 3: Loại bỏ hết xương cá, nấu nhừ và nghiền nhuyễn.Bước 4: Cho cà rốt và cá hồi đã được nghiền vào nồi cháo trắng, đun nhỏ lửa trong vài phút.Bước 5: Thêm 1 thìa dầu ăn, khuấy đều trong 1 phút.Bước 6: Rây cháo cho thật mịn, hoặc xay hỗn hợp vừa nấu xong đến khi nhuyễn.Bước 7: Múc ra chén, để nguội và cho bé ăn.

6. Cháo cải ngọt và đậu phụ non

Rau cải ngọt có tác dụng tăng sức đề kháng và hỗ trợ hệ tiêu hóa non nớt của bé phát triển tốt hơn. Đồng thời, rau cải kết hợp với đậu phụ non giúp cân bằng lượng cholesterol trong cơ thể, giàu protein, omega-3 và axit amin, món cháo cải ngọt và đậu phụ non không chỉ ngon mà còn dinh dưỡng cho bé.

Chuẩn bị:

Cải ngọt rửa sạch, cắt nhỏ.50g đậu phụ non.1 thìa dầu ăn.

Chế biến:

Bước 1: Nấu cháo theo tỷ lệ 1 gạo : 10 nước.Bước 2: Luộc rau chín mềm, chần đậu phụ qua nước sôi, nghiền mịn cả 2.Bước 3: Cho hỗn hợp vào nồi cháo trắng, đun nhỏ lửa trong vài phút.Bước 4: Thêm 1 thìa dầu ăn, khuấy đều.Bước 5: Rây hoặc xay hỗn hợp vừa nấu xong đến khi nhuyễn.Bước 6: Múc ra chén, để nguội và cho bé ăn.

*

7. Cháo với cải bó xôi cho bé 6 tháng ăn dặm

Cải bó xôi là thực phẩm được khuyến khích trong mọi bữa ăn ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ sơ sinh, bởi loại rau này chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin K và hàm lượng kali cao. Ở lứa tuổi sơ sinh, các chuyên gia khuyên rằng nên kết hợp cải bó xôi trong thực đơn ăn dặm hàng ngày cho bé 6 tháng sẽ giúp củng cố sức khỏe toàn diện ngay từ khi còn nhỏ.

Chuẩn bị:

Cải bó xôi rửa sạch, cắt nhỏ;1 thìa dầu ăn.

Chế biến:

Bước 1: Nấu cháo theo tỷ lệ 1 gạo : 10 nước.Bước 2: Luộc cải bó xôi chín mềm, nghiền mịn.Bước 3: Cho vào nồi cháo trắng, đun nhỏ lửa trong vài phút.Bước 4: Thêm 1 thìa dầu ăn, khuấy đều.Bước 5: Rây hoặc xay hỗn hợp vừa nấu xong đến khi nhuyễn.Bước 6: Múc ra chén, để nguội và cho bé ăn.

8. Cháo yến mạch rau củ

Trong yến mạch có rất nhiều vitamin và chất chống oxy hóa, giúp tăng sức đề kháng, củng cố hệ thần kinh và tăng cường miễn dịch cho trẻ sơ sinh. Ngoài ra, yến mạch cũng rất dễ tiêu hóa và lành tính nên cả trẻ sơ sinh khó ăn hay bị dị ứng cũng có thể dùng được. Kết hợp với cà rốt và khoai lang, đây là món ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi tuyệt vời để phát triển toàn diện.

Chuẩn bị:

20g cà rốt.20g khoai lang.30g yến mạch.

Chế biến:

Bước 1: Ngâm hạt yến mạch 15 - 20 phút sau đó đổ 200ml nước và đưa lên bếp đun 10 phút thành cháo chín.Bước 2: Hấp hoặc luộc khoai lang, cà rốt và nghiền nhuyễn hỗn hợp.Bước 3: Cho rau củ nghiền vào nồi cháo yến mạch, đun nhỏ lửa thêm vài phút nữa.Bước 4: Bạn lấy ra chén để nguội và cho bé dùng.

9. Bột gạo bí đỏ cho bé ăn dặm

Như đã đề cập phía trên, bí đỏ là nguồn nguyên liệu cung cấp một lượng lớn dưỡng chất cần thiết cho bé 6 tháng. Vì thế, khi kết hợp với bột gạo, món bột ăn dặm bột gạo bí đỏ sẽ đem đến cho bé bữa ăn giàu dinh dưỡng, ngon miệng.

Chuẩn bị:

Bột gạo 10g.Bí đỏ 30g. Lột vỏ rồi rửa sạch.Đường 1/2 thìa cafe.Sữa công thức bé hay dùng 12g hoặc sữa mẹ.

Chế biến:

Bước 1: Luộc chín bí đỏ sau đó tán nhuyễn.Bước 2: Cho bột gạo vào bát, đổ một ít nước sạch vào và khuấy đều.Bước 3: Cho hỗn hợp bột gạo, bí đỏ tán nhuyễn và phần nước còn lại vào nồi. Sau đó, nấu nhỏ lửa, khuấy đều. Để tăng gia vị cho bé dễ ăn, phụ huynh có thể cho thêm chút đường vào.Bước 4: Nấu trong 3 phút đến khi bột chín. Đổ bột ra bát sạch, cho dầu ăn vào trộn chung với bột.Bước 5: Cho sữa bột vào bát bột và khuấy đều. Cho bé ăn từ 1/2 đến 1 bát/ngày.

10. Cách làm bột khoai tây cho bé ăn dặm

Khoai tây là thực phẩm có chứa chất oxy hóa lớn và tính kiềm cao giúp làm giảm nồng độ axit trong cơ thể, cân bằng hệ tiêu hóa. Ngoài ra, trong khoai tây còn chứa lượng ít vitamin và khoáng chất giúp ích cho sự phát triển toàn diện của bé.

Chuẩn bị:

Khoai tây 50g đã được rửa sạch.Sữa công thức hoặc sữa mẹ.

Chế biến:

Bước 1: Bỏ khoai tây vào nồi hấp hoặc luộc khoai tới khi chín mềm.Bước 2: Bóc vỏ khoai và cho vào bát dùng thìa nghiền nhuyễn.Bước 3: Cho sữa công thức hoặc sữa mẹ vào khuấy đều đến khi tạo thành hỗn hợp sánh mịn.Bước 4: Lấy ra chén cho bé dùng.

Xem thêm: Bạn gái của soobin hoàng sơn : nhan sắc nóng bỏng, từng vướng ồn ào với jack

*

11. Bột ăn dặm thịt gà khoai lang

Thịt gà chứa lượng lớn chất đạm và vitamin A, C, B12,... có lợi cho sự phát triển trí não và thể lực ở trẻ nhỏ. Đồng thời, thịt gà còn có nhiều khoáng chất và vi chất giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé khỏe từ trong ra ngoài. Vì thế, bột thịt gà khoai lang được khuyến khích cho bé ở mọi lứa tuổi nên phụ huynh có thể an tâm đưa vào thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng.

Chuẩn bị:

150g thịt nạc ức gà.Khoai lang đã được lột vỏ và cắt hạt lựu.

Chế biến:

Bước 1: Luộc thịt gà trong vòng 15 phút để thịt chính toàn bộ. Sau đó, để nguội và xe nhỏ thịt.Bước 2: Hấp khoai lang đến khi mềm toàn bộ, sau đó tán nhuyễn khoai lang.Bước 3: Cho thịt gà và khoai nghiền và 125ml nước vào máy xay nhuyễn tạo thành hỗn hợp sánh mịn.Bước 4: Sau khi say hỗn hợp còn nóng, bạn có thể để nguội để cho bé ăn. Để trữ bột, bạn có thể để trong hộp kín trữ đông đến khi dùng thì xả đông và hấp cách thủy là được.