Với những người mới bắt đầu học ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Anh, việc học bảng chữ cái là điều vô cùng cần thiết. Bảng chữ cái sẽ cung cấp một hình dung sơ bộ về chính tả của ngôn ngữ cũng như những cách phát âm khả dĩ của các chữ cái. Liệu có sự khác biệt nào về cấu tạo cũng như cách đọc của bảng chữ cái tiếng Anh so với bảng chữ cái tiếng Việt hay không? Đó cũng là câu hỏi mà bài viết bên dưới sẽ trả lời.

Bạn đang xem: Bảng chữ cái tiếng anh


*

Key takeaways:

Bảng chữ cái tiếng Anh có 26 chữ cái, bao gồm:

5 nguyên âm: A, E, I, O, U

21 phụ âm: B, C, D, F, G, H, J, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, V, W, X, Y, Z

Mỗi chữ cái tiếng Anh đều có tên và một âm tương ứng.

Cấu tạo của bảng chữ cái trong tiếng Anh

Nếu bảng chữ cái tiếng Việt được cấu tạo từ 29 chữ cái thì bảng chữ cái tiếng Anh (English alphabet) chỉ bao gồm 26 chữ cái, với nhiều chữ tương đồng với tiếng Việt. Cả hai đều sử dụng những ký tự Latinh để viết, nên việc nắm bảng chữ cái tiếng Anh không phải điều quá mới lạ với người Việt.

*
Bảng chữ cái tiếng Anh có phiên âm.

Trong bảng chữ cái tiếng Anh, các chữ cái được chia thành 2 nhóm: nguyên âm và phụ âm.

Nguyên âm (5 chữ cái): A, E, I, O, U (người học có thể dùng từ “UỂ OẢI” để ghi nhớ nhanh mặt chữ của 5 nguyên âm). Có thể thấy tiếng Anh không có các nguyên âm được thêm dấu ở phía trên như nguyên âm “Ă”, “” trong tiếng Việt.

Phụ âm (21 chữ cái): B, C, D, F, G, H, J, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, V, W, X, Y, Z (đây là toàn bộ những chữ cái còn lại trong bảng, ngoài nguyên âm). Trong đó, các chữ cái như F, J, W, Z là những chữ không có mặt trong bảng chữ cái tiếng Việt.

Mỗi chữ cái đều có một cách viết in hoa và một cách viết in thường. Và đa phần hai cách viết này không có nhiều sự khác biệt, trừ trường hợp của chữ B và b, D và d, G và g, L và l, Q và q, R và r, T và t.

Ngoài ra, không phải các chữ cái đều có tần suất sử dụng ngang nhau. Mà trên thực tế, E là chữ cái được sử dụng nhiều nhất trong khi Z là chữ cái được sử dụng ít nhất.

Cách đọc bảng chữ cái tiếng Anh

Tương tự như cách chữ “B” được đọc là “bờ” hoặc “bê” trong tiếng Việt, mỗi chữ cái trong bảng đều có một cách đọc tên riêng. Bên dưới, hãy cùng xem qua tất cả các chữ cái theo thứ tự và cách đọc tên (bằng phiên âm IPA) của chúng:

Chữ cái

Phát âm

A

/eɪ/

B

/biː/

C

/siː/

D

/diː/

E

/iː/

F

/ɛf/

G

/dʒiː/

H

/eɪtʃ/

I

/aɪ/

J

/dʒeɪ/

K

/keɪ/

L

/ɛl/

M

/ɛm/

N

/ɛn/

O

UK /əʊ/ US /oʊ/

P

/piː/

Q

/kjuː/

R

/ɑːr/

S

/ɛs/

T

/tiː/

U

/juː/

V

/viː/

W

/ˈdʌbəl.juː/

X

/ɛks/

Y

/waɪ/

Z

UK /zed/ US /ziː/

Có thể thấy, nếu các phụ âm trong tiếng Việt đi kèm với nguyên âm “ờ” hoặc “ê” thì trong tiếng Anh lại đi kèm với nguyên âm “i”. Và quy tắc này áp dụng với phần lớn các phụ âm, trong đó bao gồm: B, C, D, G, H, P, T, V, Z. Riêng phụ âm C và G có phát âm khác với tiếng Việt, còn phụ âm Z không có trong tiếng Việt. Ngoài ra, có nhiều phụ âm khác bắt đầu bằng âm “e” như F, L, M, N, S.

Cần lưu ý trường hợp dễ nhầm lẫn, trong đó bao gồm:

Nguyên âm “e” được phát âm là /i/ trong tiếng Anh, nên dễ bị nhầm lẫn với nguyên âm “i” trong tiếng Việt.

Phụ âm “r” được phát âm là /ɑː/ trong tiếng Anh, nên dễ bị nhầm lẫn với nguyên âm “a” trong tiếng Việt.

Nhiều người học vẫn đọc phụ âm “j” là /gi/ theo lối của tiếng Việt, nhưng đây sẽ giống với phụ âm “g” trong tiếng Anh hơn.

Hình bên dưới phân loại 26 chữ cái theo phát âm của chúng:

*
Phân loại bảng chữ cái tiếng Anh theo cách phát âm.

Cách ghi nhớ bảng chữ cái tiếng Anh

Có hai cách mà người học có thể áp dụng để ghi nhớ được cách phát âm bảng chữ cái tiếng Anh. Cách thứ nhất là thông qua bài hát, và có rất nhiều bài hát mà người học có thể tham khảo hát theo. Những bài hát này đều vận dụng tên gọi của các chữ cái để người học ghi nhớ tốt các tên gọi này, điển hình là bài hát sau:


Một cách khác mà người học có thể vận dụng chính là thông qua việc thực hành đánh vần các từ và tên.

Việc đánh vần tên là một cách rất tốt để luyện phản xạ nhận diện mặt chữ cho người học, cũng như gọi đúng tên các chữ cái và nắm được chính tả của các từ đơn. Ngoài ra, với các tên người hoặc tên địa danh, việc đánh vần cũng giúp người học nhớ được một số tên nước ngoài phổ biến. Điều này rất có ích cho phần thi IELTS Listening, đặc biệt là ở Section 1. Vì tại đó, người học sẽ có thể được yêu cầu viết lại họ tên của người, hoặc tên địa danh bằng cách nghe đánh vần. Nên việc luyện tập đánh vần từ những buổi đầu học bảng chữ cái cũng là một cách rất tốt để chuẩn bị cho phần thi này. Với kỹ thuật này, người học có thể gặp bất cứ từ ngẫu nhiên nào, với càng nhiều chữ cái khác nhau càng tốt, chẳng hạn như “POLICY” và tập đánh vần từng chữ cái.

Phân biệt giữa chữ và âm

Một điểm khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt nằm ở chỗ các chữ cái trong tiếng Anh có thể có nhiều cách phát âm khác nhau trong mỗi từ, trong khi ở tiếng Việt, một chữ sẽ luôn được phát âm cùng một cách. Chẳng hạn như chữ “c” trong tiếng Anh có thể được phát âm là /k/ trong “cat” nhưng sẽ thành /s/ trong “cinema”, như trong tiếng Việt chỉ luôn được phát âm là /k/. Để hiểu hơn về sự phân biệt này, người học có thể tham khảo video tại đường link https://www.youtube.com/watch?v=ptk68q
C1wo
I. Tại đây, bài hát sẽ giới thiệu các chữ cái cũng như âm mà chữ cái đó tạo ra.

Ôn tập và thực hành

Người học hãy tập đọc lại toàn bộ bảng chữ cái theo thứ tự.

Người học hãy đánh vần những từ và tên bên dưới theo âm tiếng Anh của các chữ cái.

VIETNAM

WASHINGTON

JONATHAN

EXPLICATE

MAGAZINE

UPHOLDING

YELLOWSTONE

Đọc thành thạo bảng chữ cái là bước đầu tiên để người học làm quen với tiếng Anh. Chữ cái là những viên gạch nền tảng hình thành nên sự viết đúng và đọc đúng trong tiếng Anh. Vì thế, việc ghi nhớ và sử dụng thành thạo các chữ cái là một điều cần thiết. Người học chỉ cần luyện tập những bài hát cũng như luyện tập theo cách đọc bảng chữ cái tiếng Anh này thì sẽ sớm làm quen được với nền tảng này.

Tài liệu tham khảo:

“Cambridge English Dictionary: Meanings & Definitions.”, Cambridge Dictionary, https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/.

Các bạn muốn học tiếng Anh thì việc đầu tiên các bạn cần học chính là bảng chữ cái tiếng Anhphát âm bảng chữ cái tiếng Anh. Nếu các bạn chưa biết cách phát âm chuẩn bảng chữ cái tiếng Anh thì các bạn có thể tìm hiểu tại bài viết này.

Dưới đây là bảng chữ cái tiếng Anh, cách đọc phiên âm chuẩn và cách phát âm bảng chữ cái tiếng Anh, mời các bạn cùng theo dõi.

*


1. Cách đọc phiên âm tiếng Anh chuẩn

Các bạn có thể xem cách đọc phiên âm của các nguyên âm ở bảng dưới.

Bộ Âm

Mô Tả

Môi, Lưỡi

/ ɪ /Âm i ngắn, giống âm “i” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn ( = 1/2 âm i).Môi hơi mở rộng sang 2 bên.

Lưỡi hạ thấp.

Độ dài hơi: ngắn.

/i:/Âm i dài, kéo dài âm “i”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra.Môi mở rộng sang 2 bên như đang mỉm cười.

Lưỡi nâng cao lên.

Độ dài hơi: dài.

/ ʊ /Âm “u” ngắn, na ná âm “ư” của tiếng Việt, không dùng môi để phát âm này mà đẩy hơi rất ngắn từ cổ họng.Hơi tròn môi.

Lưỡi hạ thấp.

Độ dài hơi: ngắn.

/u:/Âm “u” dài, kéo dài âm “u”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra.Khẩu hình môi tròn.

Lưỡi nâng lên cao.

Độ dài hơi: dài.

/ e /Giống âm “e” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn.Mở rộng hơn so với khi phát âm âm / ɪ /.

Lưỡi hạ thấp hơn so với âm / ɪ /.

Độ dài hơi: dài.

/ ə /Giống âm “ơ” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn và nhẹ.Môi hơi mở rộng.

Lưỡi thả lỏng.

Độ dài hơi: ngắn.

/ɜ:/Âm “ơ” cong lưỡi, phát âm âm /ɘ/ rồi cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệng.Môi hơi mở rộng.

Cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm.

Độ dài hơi: dài.

/ ɒ /Âm “o” ngắn, giống âm o của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn.Hơi tròn môi.

Lưỡi hạ thấp.

Độ dài hơi: ngắn.

/ɔ:/Âm “o” cong lưỡi, phát âm âm o như tiếng Việt rồi cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệng.Tròn môi.

Cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm.

Độ dài hơi: dài.

/æ/Âm a bẹt, hơi lai giữa âm “a” và “e”, cảm giác âm bị đè xuống.Miệng mở rộng, môi dưới hạ thấp xuống.

Lưỡi được hạ rất thấp.

Độ dài hơi: dài.

/ ʌ /Na ná âm “ă” của tiếng việt, hơi lai giữa âm “ă” và âm “ơ”, phải bật hơi ra.Miệng thu hẹp.

Lưỡi hơi nâng lên cao.

Độ dài hơi: ngắn.

/ɑ:/Âm “a” kéo dài, âm phát ra trong khoang miệng.Miệng mở rộng.

Lưỡi hạ thấp.

Độ dài hơi: dài.

/ɪə/Đọc âm / ɪ / rồi chuyển dần sang âm / ə /.Môi từ dẹt thành hình tròn dần.

Lưỡi thụt dần về phía sau.

Độ dài hơi: dài.

/ʊə/Đọc âm / ʊ / rồi chuyển dần sang âm /ə/.Môi mở rộng dần, nhưng không mở rộng.

Lưỡi đẩy dần ra phía trước

Độ dài hơi: dài.

/eə/Đọc âm / e / rồi chuyển dần sang âm / ə /.Hơi thu hẹp môi.

Lưỡi thụt dần về phía sau.

Độ dài hơi: dài.

/eɪ/Đọc âm / e / rồi chuyển dần sang âm / ɪ /.Môi dẹt dần sang 2 bên.

Lưỡi hướng dần lên trên.

Độ dài hơi: dài.

/ɔɪ/Đọc âm / ɔ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/.Môi dẹt dần sang 2 bên.

Lưỡi nâng lên & đẩy dần ra phía trước.

Độ dài hơi: dài.

/aɪ/Đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/.Môi dẹt dần sang 2 bên.

Lưỡi nâng lên và hơi đẩy ra phía trước.

Độ dài hơi: dài.

/əʊ/ Đọc âm / ə/ rồi chuyển dần sang âm / ʊ /.Môi từ hơi mở đến hơi tròn.

Lưỡi lùi dần về phía sau.

Độ dài hơi: dài.

/aʊ/Đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ʊ/.Môi tròn dần.

Lưỡi hơi thụt dần về phía sau.

Độ dài hơi: dài.

Cách đọc phiên âm của các phụ âm.

Bộ Âm

Mô Tả

Môi, Lưỡi, Răng, Dây Thanh

/ p /Đọc gần giống với âm /p/ tiếng Việt.2 môi chặn luồng khí trong miệng, sau đó bật mạnh luồng khí ra.

Dây thanh rung

/ b /Giống âm /b/ tiếng Việt.2 môi chặn luồng khí trong miệng, sau đó bật mạnh luồng khí ra.

Dây thanh rung.

/ t /Âm /t/ tiếng Việt, nhưng bật hơi thật mạnh.Đặt đầu lưỡi dưới nướu. Khi luồng khí bật ra, đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới.

Hai răng khít chặt. Mở ra khi luồng khí mạnh thoát ra.

Dây thanh không rung.

/ d /Giống âm /d/ tiếng Việt nhưng hơi bật ra mạnh hơn 1 chút.Đặt đầu lưỡi dưới nướu. Khi luồng khí bật ra, đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới.

Hai răng khít chặt. Mở ra khi luồng khí mạnh thoát ra.

Dây thanh rung.

/t∫/Giống âm /ch/ tiếng Việt nhưng môi khi nói phải chu ra.Môi hơi tròn và chu về phía trước. Khi luồng khí thoát ra, môi tròn nửa.

Lưỡi thẳng và chạm vào hàm dưới, để khí thoát ra trên bề mặt lưỡi.

Dây thanh không rung.

/dʒ/Giống âm /t∫/ nhưng có rung dây thanh quản.Môi hơi tròn và chu về phía trước. Khi luồng khí thoát ra, môi tròn nửa.

Lưỡi thẳng và chạm vào hàm dưới, để khí thoát ra trên bề mặt lưỡi.

Dây thanh rung.

/ k /Giống âm /k/ tiếng Việt nhưng bật mạnh hơi.Nâng phần sau của lưỡi, chạm ngạc mềm. Hạ thấp khi luồng khí mạnh bật ra.

Dây thanh không rung.

/ g /Giống âm /g/ tiếng Việt.Nâng phần sau của lưỡi, chạm ngạc mềm. Hạ thấp khi luồng khí mạnh bật ra.

Dây thanh rung.

/ f /Giống âm /ph/ (phở) trong tiếng Việt.Hàm trên chạm nhẹ vào môi dưới.

Dây thanh không rung.

/ v /Giống âm /v/ trong tiếng Việt.Hàm trên chạm nhẹ vào môi dưới.

Dây thanh rung

/ ð /Đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và 2 hàm răng, thanh quản rung.Đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng.

Dây thanh rung.

/ θ /Đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và 2 hàm răng, thanh quản không rung.Đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng.

Dây thanh không rung.

/ s /Để lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng. Luồng khí thoát từ giữa mặt lưỡi và lợi. Không rung thanh quản.Để mặt lưỡi chạm nhẹ vào lợi hàm trên.

Dây thanh không rung.

/ z /Để lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng. Luồng khí thoát từ giữa mặt lưỡi và lợi. Rung thanh quản.Để mặt lưỡi chạm nhẹ vào lợi hàm trên.

Dây thanh rung.

/ ∫ /Môi chu ra (giống khi yêu cầu ng khác im lặng: Shhhhhh!).Môi hướng về phía trước như đang kiss ai đó, môi tròn.

Để mặt lưỡi chạm lợi hàm trên, nâng phần trước của lưỡi lên.

Dây thanh không rung.

/ ʒ /Môi chu ra (giống khi yêu cầu ng khác im lặng: Shhhhhh!). Nhưng có rung thanh quản.Môi hướng về phía trước như đang kiss ai đó, môi tròn.

Để mặt lưỡi chạm lợi hàm trên, nâng phần trước của lưỡi lên.

Dây thanh rung.

/m/Giống âm /m/ tiếng Việt.2 môi ngậm lại, để luồng khí thoát qua mũi.

Dây thanh không rung.

/n/Khí thoát ra từ mũi.Môi hé.

Đầu lưỡi chạm vào lợi hàm trên, chặn luồng khí để khí thoát ra từ mũi.

Dây thanh không rung.

/ η /Khí bị chặn ở lưỡi và ngạc mềm nên thoát ra từ mũi. Thanh quản rung.Môi hé.

Phần sau của lưỡi nâng lên, chạm ngạc mềm.

Dây thanh rung.

/ l /Từ từ cong lưỡi, chạm vào răng hàm trên. Thanh quản rung.Môi mở rộng. Môi mở hoàn toàn.

Đầu lưỡi từ từ cong lên và đặt vào răng hàm trên. Chạm vào đầu lưỡi.

Dây thanh rung.

/ r /Khác /r/ tiếng Việt:Môi tròn và chu về phía trước (như sắp hôn). Khi luồng khí thoát ra, môi mở rộng nhưng vẫn tròn.

Lưỡi cong vào trong. Khi luồng khí từ từ thoát ra, lưỡi về trạng thái thả lỏng.

Dây thanh rung.

/w/Môi tròn và chu về phía trước (như sắp kiss). Khi luồng khí thoát ra, môi mở rộng nhưng vẫn tròn.

Lưỡi luôn thả lỏng.

Dây thanh không rung.

/h/Như âm /h/ tiếng Việt. Không rung thanh quản.Môi hé nửa.

Lưỡi hạ thấp để luồng khí thoát ra.

Dây thanh không rung.

/ j /Môi hơi mở. Khi luồng khí thoát ra, môi mở rộng.

Phần giữa lưỡi hơi nâng lên. Khi luồng khí thoát ra, lưỡi thả lỏng.

Dây thanh rung.

2. Cách phát âm

Dựa vào cách đọc phiên âm mà các bạn có thể phát âm các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh chuẩn nhất. Các bạn phát âm dựa vào bảng phiên âm chuẩn dưới đây:

Chữ cái

Phát âm

Chữ cái

Phát âm

A

/eɪ/

N

/ɛn/

B

/biː/

O

/oʊ/

C

/siː/

P

/piː/

D

/diː/

Q

/kjuː/

E

/iː/

R

/ɑr/

F

/ɛf/

S

/ɛs/

G

/dʒiː/

T

/tiː/

H

/eɪtʃ/

U

/juː/

/heɪtʃ/

V

/viː/

I

/aɪ/

W

/ˈdʌbəl.juː/

J

/dʒeɪ/

X

/ɛks/

/dʒaɪ/

Y

/waɪ/

K

/keɪ/

Z

/zɛd/

L

/ɛl/

/ziː/

M

/ɛm/

/ˈɪzərd/

Nếu các bạn đọc được phiên âm chuẩn thì các bạn sẽ phát âm đúng bảng chữ cái tiếng Anh và khi nghe các bạn cũng sẽ dễ nhận biết từ hơn.

Xem thêm: Bị Đầy Hơi Chướng Bụng - Khám Chữa Bệnh Phổ Biến Kiến Thức Y Khoa

Hy vọng Tiếng Anh Nghe Nói đã mang đến cho bạn hệ thống từ vựng thường dùng về giao tiếp công việc, cuộc sống hằng ngày cũng như những cấu trúc ngữ pháp, mẫu câu tiếng Anh thông dụng và hữu ích nhất.

Lần sau khi bạn cần tìm về các chủ đề liên quan đến tiếng Anh, đừng quên quay lại trang giaoducq1.edu.vn nhé!

Nếu các bạn quan tâm đến các khóa học Tiếng Anh Giao Tiếp tập trung Nghe & Nói, các bạn có thể tham khảo Lịch Học và Học Phí tại: https://giaoducq1.edu.vn/lichhoc-hocphi/