Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng, là loài cây có quả ăn được và vị của nó thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả.



Khổ qua là loại rau củ có tác dụng giải cảm, tăng cường sức đề kháng, an thần, giảm mỡ máu... Đặc biệt, công dụng điều trị đái tháo đường (ĐTĐ) của nó ngày càng được chứng minh.

Bạn đang xem: Nước khổ qua có tác dụng gì

Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng, thuộc họ bầu bí, là loài cây sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, có quả ăn được và vị của nó thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả. Chính vì điều đó đã khiến cho nhiều người e ngại đến nỗi không ăn được, nhưng cũng từ vị đắng ấy mà tạo nên sự đặc biệt cho loài cây này.

Những lợi ích tuyệt vời của khổ qua

Theo Đông y, khổ qua có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, giải độc. Trẻ em bị chứng rôm sảy hoặc nhọt lâu ngày không vỡ, khi lấy khổ qua thái miếng mỏng xoa nhẹ và đều lên vùng da bị bệnh sẽ cho hiệu quả khá tốt. Nấu nước uống hoặc chế biến dạng canh khổ qua dùng trong các bữa ăn hoặc sử dụng dạng trà uống hàng ngày có công dụng tán nhiệt giải thử, giảm sốt, giải cảm và tăng cường sức đề kháng. Sử dụng khổ qua thường xuyên cũng có tác dụng an thần, dễ ngủ.

Ngoài những tác dụng có lợi trên, các nhà lương y thời xưa và nay cũng đã sử dụng khổ qua để điều trị chứng tiêu khát khá hiệu quả, đây là một chứng bệnh có triệu chứng mang nhiều nét tương đồng với một căn bệnh mà nền y học hiện đại gọi là ĐTĐ. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, các nhà khoa học trên thế giới đã tiến hành nhiều thử nghiệm lâm sàng và cho thấy khổ qua có tác động ý nghĩa thật sự đối với căn bệnh thế kỷ này.

Các công trình nghiên cứu tại Hoa Kỳ đã khẳng định được vai trò của khổ qua có hiệu quả trong việc sửa chữa tế bào beta tuyến tụy (đây là tế bào đảm nhận chính công việc sản xuất insulin - một nội tiết tố có vai trò quan trọng giúp cân bằng lượng đường trong máu, một yếu tố mà bệnh nhân ĐTĐ thường khiếm khuyết), nó làm tăng nồng độ insulin trong máu và tăng cường độ nhạy của insulin, cải thiện khả năng hấp thu glucose của tế bào và cản trở việc tăng đường huyết bất thường do gan bài tiết. Vị đắng của khổ qua cũng có vai trò kích thích đường ruột tiết ra một số chất ức chế sự hấp thu đường tại ruột, điều này có ý nghĩa đối với những trường hợp bị tăng đường huyết sau ăn.

Người bị bệnh ĐTĐ thông thường sẽ kèm theo hội chứng rối loạn chuyển hóa, điều này liên quan đến việc tăng cân, rối loạn mỡ máu và tăng huyết áp. Đây là vấn đề quan trọng mà các nhà điều trị thường khuyên người bệnh chú ý đến vì nó làm tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh lý về tim mạch. Do đó người bệnh cần phải điều chỉnh chế độ tập luyện và ăn uống để khống chế sự tiến triển của bệnh ĐTĐ, cũng như sự xuất hiện của một vài bệnh lý khác thường đi kèm. Một số chất có trong khổ qua đã chứng tỏ giúp ích cho người bệnh trong vấn đề này. Sử dụng trà hay nước ép khổ qua hàng ngày có thể đạt hiệu quả trong việc giảm cân, làm giảm các loại mỡ máu không có lợi, ổn định huyết áp và ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch.

Ngoài những tác dụng trên, người ta còn tìm thấy trong trái khổ qua có chứa hàm lượng vitamin C phong phú thuộc loại hàng đầu trong các loại rau. Sử dụng hàng ngày có thể giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, tiêu diệt các loại vi khuẩn và vi rút, chống lại tế bào ung thư, hỗ trợ hiệu quả cho bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng tia xạ. Đồng thời, nó giúp cơ thể ngăn chặn quá trình oxy hóa, làm chậm sự lão hóa, hạn chế các nguy cơ bệnh lý về tim mạch, tăng huyết áp, tổn thương thần kinh…

Những trường hợp không nên dùng khổ qua

Tuy khổ qua có nhiều tính năng hữu ích nhưng do nó có tính hàn nên những người tỳ vị hư hàn không nên dùng, thường sẽ có các biểu hiện như ăn uống khó tiêu, đầy bụng, tiêu phân lỏng.

Vì khổ qua có đặc tính hạ đường huyết nên cần lưu ý không nên sử dụng trong các trường hợp người bệnh đang có biểu hiện đường huyết xuống thấp.

Phụ nữ có thai không nên dùng vì có thể gây co thắt cơ tử cung và xuất huyết dẫn tới hư thai hoặc sinh non. Phụ nữ đang cho con bú cũng không được khuyến khích dùng vì một số thành phần trong khổ qua có thể truyền qua sữa mẹ đang cần làm rõ.

Việc sử dụng khổ qua thường xuyên cũng có tác dụng ức chế sự thụ thai ở tử cung, cho nên tác động này có lợi hay có hại thì còn tùy vào việc sử dụng và mong muốn của người phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ.

Một số thử nghiệm trên chuột cũng cho thấy tác dụng gây độc của khổ qua ở liều cao và kéo dài.Cho nên liều khuyên dùng trong ngày khoảng 200 - 300g khổ qua tươi hoặc 30 - 60g khổ qua khô.

Hạt của khổ qua có chứa một số độc chất có thể gây nhức đầu, đau bụng và hôn mê.

Một số cách chế biến trái khổ qua

Có rất nhiều cách chế biến khổ qua, ở dạng món ăn, dùng làm thuốc (như trà, vị thuốc nấu – sắc uống, hay dùng ngoài đắp, tắm,…)

Trà khổ qua: Khổ qua thái lát mỏng, sau đó phơi hoặc sấy khô. Mỗi ngày dùng 15g hãm với nước sôi trong bình kín khoảng 15 - 20 phút thì dùng được.

Khổ qua có thể dùng để nấu canh chung với thịt heo, củ cải với cách làm đơn giản. Ngoài ra, có thể thái lát mỏng xào với trứng hoặc thịt nạc hoặc với cà rốt cũng cho món ăn rất ngon.

Nước sắc: Khổ qua rửa sạch, tách bỏ ruột, thái lát, nấu chín với nước lọc, lấy nước đó uống hoặc tắm cho hiệu quả giải nhiệt tốt.

Nếu người dùng cảm thấy khó ăn vì khổ qua quá đắng thì có thể làm cách sau đây: Đầu tiên là việc chọn lựa khổ qua. Hiện nay có nhiều loại đã được lai giống để ít đắng hơn, những quả này thường to và có gai trên mình lớn.Sau khi rửa sạch và lấy hết ruột, bạn xắt nó ra và ngâm vào nước khoảng 15 phút cũng có hiệu quả bớt đắng. Chú ý là không xắt mỏng rồi ngâm nước vì khi đó khổ qua sẽ mất mùi thơm và làm giảm các dưỡng chất chứa trong nó.

Khổ qua là một trong những loại thực phẩm có ích trong phòng và điều trị bệnh ĐTĐ. Nhưng vì đây là một căn bệnh phức tạp, kéo dài suốt đời, có tỉ lệ biến chứng cao và nguy hiểm nên cần có sự tư vấn cũng như sự theo dõi và điều trị của bác sĩ chuyên khoa theo định kỳ.

Khổ qua (hay còn được gọi là mướp đắng) là một loại cây nho nhiệt đới thuộc họ bầu bí nên có họ hàng gần với bí đao, bí đỏ và dưa chuột. Tuy nhiên, hương vị của loại quả này sắc nét và vẻ ngoài khác biệt hơn (thường bao phủ bởi những nốt mụn giống như mụn cơm)

Khổ qua có liên quan đến một số lợi ích sức khỏe ấn tượng. Dưới đây là 6 lợi ích của khổ qua và chiết xuất từ nó.


Nước ép khổ qua có tác dụng gì?
Cách làm nước ép khổ qua mix
Câu hỏi thường gặp đối với nước ép khổ qua

Nước ép khổ qua có tác dụng gì?

*

1. Nguồn cung cấp một số dưỡng chất quan trọng

Theo nguồn USDA, khổ qua là một nguồn thực phẩm tuyệt vời, chứa một số chất dinh dưỡng quan trọng. Một cốc nước ép khổ qua thô khoảng 94 gram cung cấp:

Lượng calo: 20Carb: 4 gram
Chất xơ: 2 gram
Vitamin C: 93% lượng tham chiếu hàng ngày (RDI)Vitamin A: 44% RDIFolate: 17% RDIKali: 8% RDIKẽm: 5% RDISắt: 4% RDI

Có thể thấy, mướp đắng đặc biệt giàu vitamin C – một vi chất dinh dưỡng quan trọng tham gia vào quá trình ngăn ngừa bệnh tật, hình thành xương và chữa lành vết thương. Bên cạnh đó, vitamin A – một loại vitamin tan trong chất béo giúp thúc đẩy sức khỏe làn da và thị lực thích hợp cũng có hàm lượng nhất định.

Khổ qua cung cấp folate, chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển, cũng như một lượng nhỏ kali, kẽm và sắt. Trong khổ qua còn có catechin, axit gallic, epicatechin và axit chlorogenic – những hợp chất chống oxy hóa mạnh có thể giúp bảo vệ tế bào của bạn khỏi bị hư hại.

Thêm vào đó, khổ qua chứa ít calo nhưng lại giàu chất xơ – đáp ứng khoảng 8% nhu cầu chất xơ hàng ngày của bạn trong khẩu phần một cốc nước ép.



2. Có thể giúp giảm lượng đường trong máu

*

Nhờ có dược tính mạnh, khổ qua từ lâu đã được nhiều người sử dụng để hỗ trợ điều trị tiểu đường.

Một nghiên cứu kéo dài 3 tháng ở 24 người lớn mắc bệnh tiểu đường cho thấy rằng dùng 2.000 mg mướp đắng mỗi ngày làm giảm lượng đường trong máu và hemoglobin A1c.

Khổ qua được cho là cải thiện cách thức sử dụng đường trong các mô và thúc đẩy quá trình tiết insulin – hormone chịu trách nhiệm điều chỉnh lượng đường trong máu.

Tuy nhiên, nghiên cứu trên người còn hạn chế và cần có nhiều nghiên cứu khác chất lượng cao hơn để hiểu mướp đắng có thể ảnh hưởng như thế nào đến lượng đường trong máu của mọi người nói chung.

3. Có thể có đặc tính chống ung thư

Nghiên cứu cho thấy khổ qua có chứa một số hợp chất có đặc tính chống ung thư. Chiết xuất từ loại quả này có hiệu quả trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư dạ dày, ruột kết, phổi và vòm họng – khu vực nằm sau mũi ở phía sau cổ họng của bạn.

Một nghiên cứu khác cũng có những phát hiện tương tự, cho biết chiết xuất mướp đắng có thể ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư vú đồng thời thúc đẩy quá trình chết của tế bào ung thư.

4. Có thể làm giảm mức cholesterol

*

Mức độ cholesterol cao có thể gây ra mảng bám chất béo tích tụ trong động mạch của bạn, buộc tim của bạn phải làm việc nhiều hơn để bơm máu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Theo các nhà nghiên cứu, một chế độ ăn nhiều cholesterol nếu sử dụng chiết xuất khổ qua có thể làm giảm đáng kể mức cholesterol toàn phần, cholesterol LDL “xấu” và chất béo trung tính.

5. Có thể hỗ trợ giảm cân

*

Khổ qua là cái tên nên được cho vào chế độ ăn kiêng giảm cân, vì có hàm lượng calo thấp nhưng giàu chất xơ. Chất xơ đi qua đường tiêu hóa của bạn rất chậm, giúp bạn no lâu hơn và giảm cảm giác đói và thèm ăn.

Do đó, hoán đổi các thành phần có hàm lượng calo cao hơn với mướp đắng có thể giúp tăng lượng chất xơ và cắt giảm lượng calo để thúc đẩy quá trình giảm cân.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mướp đắng có thể có tác dụng hữu ích trong việc đốt cháy chất béo và giảm cân. Những người tham gia nghiên cứu đã giảm trung bình 1,3 cm vòng eo sau bảy tuần sử dụng khổ qua và chiết xuất của nó.


6. Chế biến đa năng và ngon miệng

*

Được gọi là mướp đắng nên hiển nhiên vị của loại quả này sẽ đắng nhưng thanh, ăn xong sẽ có vị ngọt tự nhiên. Chính vì sự đặc sắc này nên khổ qua được dùng để chế biến nhiều món ăn.

Mướp đắng có thể được thưởng thức sống hoặc nấu chín theo nhiều công thức khác nhau. Trong đó, món khổ qua nhồi thịt được nhiều người yêu thích. Bạn cũng có thể làm nước ép khổ qua rất đơn giản và ngon miệng, giải khát mùa hè phù hợp.

Cách làm nước ép khổ qua mix

1. Nước ép khổ qua giảm cân

*

Chế biến: 15 phút — Độ khó: Dễ — Khẩu phần: 2 người

Nguyên liệu:

– 2 – 3 quả khổ qua

– 1 quả chanh

– 1 thìa cafe muối hồng

Cách làm nước ép khổ qua giảm cân:

– Cách chọn nguyên liệu: Nên chọn những quả khổ qua còn tươi, vỏ dày một chút sẽ đỡ đắng hơn.

– Sơ chế: Để chuẩn bị, hãy bắt đầu bằng cách rửa khổ qua, để ráo nước và cắt theo chiều dọc. Sau đó dùng dụng cụ để nạo bỏ hạt ở giữa và cắt quả thành từng lát.

– Ép / Xay: Bạn cho khổ qua vừa sơ chế vào máy ép, hoặc xay sinh tố cùng ít nước để lọc bỏ bã. Sau cùng, bạn hòa cùng nước cốt chanh và muối hồng.

– Thành phẩm / Lợi ích: Ly nước ép khổ qua màu xanh trong, mùi ngai ngái và vị có thể sẽ hơi khó uống, nhưng rất có lợi cho quá trình tiêu mỡ. “Thuốc đắng giã tật – Quả đắng giảm cân”, bạn cùng trải nghiệm thử xem nhé!


*
*

2. Nước ép khổ qua trị mụn

*

Chế biến: 15 phút — Độ khó: Dễ — Khẩu phần: 2 người

Nguyên liệu:

– 2 – 3 quả khổ qua

– 1 quả chanh

Cách làm nước ép khổ qua trị mụn:

– Cách chọn nguyên liệu: Bạn nên chọn quả to, gai nở thì quả sẽ giòn, ít bị đắng.

– Sơ chế: Mướp đắng rửa thật sạch, loại bỏ hoàn toàn hạt và cắt vừa ép. Chanh vắt lấy nước cốt.

– Ép / Xay: Cho mướp đắng vào máy ép trái cây hoặc máy xay sinh tố. Lọc nước ép và bỏ bã mướp đắng. Vắt chanh vào nước ép mướp đắng, sau đó đổ thêm một lượng nước lọc vừa đủ.

– Thành phẩm / Lợi ích: Nước ép khổ qua nguyên chất có tác dụng tuyệt vời trong việc trị mụn. Khi thêm chanh, vị của nó cũng sẽ dễ uống hơn một chút so với bình thường. Vì vậy, bạn hãy thử dùng nước ép mướp đắng để có làn da như ý nhé.

3. Nước ép khổ qua trị tiểu đường

*

Chế biến: 15 phút — Độ khó: Dễ — Khẩu phần: 2 người

Nguyên liệu:

– 2 – 3 quả khổ qua

– 1 quả chanh

– 1 thìa cafe bột nghệ

– 1 thìa cafe muối

Cách làm nước ép khổ qua tiểu đường:

– Cách chọn nguyên liệu: Khổ qua chọn quả vừa, xanh tươi và không nên chín quá.

– Sơ chế: Khổ qua thường trồng trên giàn leo nên vệ sinh khá đơn giản. Tuy vẻ ngoài gồ ghề, loại quả này không có nhiều đất cát trong kẽ. Bạn chỉ cần rửa sạch, để khô rồi bỏ hạt, thái lát là dùng được.

– Ép / Xay: Bạn cho nguyên liệu khổ qua vào máy ép thành nước. Đối với dùng máy xay để làm thì cần cho thêm nước, lọc bỏ bã. Sau khi có sản phẩm nước ép, bạn hòa tan cùng nước cốt chanh, muối và bột nghệ.

– Thành phẩm / Lợi ích: Bạn nên sử dụng nước ép khổ qua vào mỗi buổi sáng sớm lúc dạ dày rỗng để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị bệnh tiểu đường.

4. Nước ép khổ qua dưa leo

*

Chế biến: 15 phút — Độ khó: Dễ — Khẩu phần: 2 người

Nguyên liệu:

– 2 – 3 quả khổ qua

– 2 – 3 quả dưa leo

– 1 thìa mật ong

Cách làm nước ép khổ qua dưa leo:

– Cách chọn nguyên liệu: Dưa leo nên chọn những quả thon dài, đặc ruột ăn sẽ giòn, ngon hơn khi chọn những quả ngắn, tròn. Ngoài ra, bạn nên chọn những quả nặng tay, vỏ nhẵn, không sần sùi.

– Sơ chế: Khổ qua và dưa leo rửa sạch, để ráo nước. Khổ qua bỏ hạt, còn dưa leo thì không cần. Cả 2 cắt miếng vừa ép.

– Ép / Xay: Ép lần lượt khổ qua và dưa chuột. Khi sử dụng máy xay sinh tố thì bạn cho cả 2 nguyên liệu vào xay mịn cùng một lúc (có cho thêm chút nước lọc) rồi bỏ bã, lấy nước cốt. Hòa cùng mật ong và thưởng thức.

– Thành phẩm / Lợi ích: Với công thức có sự xuất hiện của dưa leo mọng nước và mật ong ngọt ngào, ly nước ép khổ qua sẽ trở nên “thân thiện” dễ uống hơn rất nhiều.


5. Nước ép khổ qua mật ong

*

Chế biến: 15 phút — Độ khó: Dễ — Khẩu phần: 1 người

Nguyên liệu:

– 2 quả khổ qua

– 2 thìa mật ong rừng

Cách làm nước ép khổ qua mật ong:

– Cách chọn nguyên liệu: Mật ong nguyên chất dùng đũa khuấy lên thấy mềm, sờ thử bằng ngón tay không có cảm giác sàn sạn, bỏ vào miệng thì tan rất nhanh, trong khi mật ong kém chất lượng thì ngược lại hoàn toàn.

– Sơ chế: Khổ qua mang đi làm sạch, bỏ hạt và thái miếng để ép.

– Ép / Xay: Khổ qua cho vào máy xay cùng 1 chút nước xay nhuyễn. Hỗn hợp xay xong sẽ được lọc qua rây để thu lấy phần chất lỏng. Hoặc nếu nhà có máy ép thì bạn ép lấy nước cốt khổ qua. Nước ép mang đi hòa đều với 2 muỗng mật ong rồi thưởng thức.

– Thành phẩm / Lợi ích: Hương vị của khổ qua được làm dịu bởi mật ong, sẽ dễ cảm nhận hơn cũng như mang lại những lợi ích về làn da, vóc dáng như mong muốn nếu bạn uống đúng cách.

Câu hỏi thường gặp đối với nước ép khổ qua

1. Uống nước ép khổ qua đúng cách

*

Giống như các loại nước ép trái cây, rau củ quả khác, thời điểm lý tưởng để bạn uống nước ép khổ qua là vào mỗi buổi sáng sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết, cải thiện chứng biếng ăn và hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặc biệt, nước ép khổ qua còn được mệnh danh là “sát thủ diệt mỡ”, giúp bạn giảm cân và đánh tan mỡ bụng, lấy lại vóc dáng như mong muốn. Bạn vẫn nên kết hợp tập thể dục thường xuyên và duy trì trong vòng 1 tháng để đạt hiệu quả nhanh hơn.

2. Uống nước ép khổ qua mỗi ngày có tốt không?

*

Với những công dụng tuyệt vời đến cân nặng, làn da…, khổ qua được nhiều người tích cực sử dụng, thậm chí duy trì trong thời gian dài.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng đúng mục đích, với liều lượng vừa đủ thì nó mới phát huy tối đa công dụng cũng như đảm bảo an toàn. Sử dụng nước ép khổ qua quá nhiều trong thời gian dài có thể gây nên các tác dụng phụ như giảm khả năng thụ thai, hạ đường huyết…


3. Tác dụng phụ của nước ép khổ qua có không?

*

Không phải cái gì cũng tốt. Nước ép khổ qua cũng vậy. Bạn nên thưởng thức vừa phải, mướp đắng có thể là một lựa chọn lành mạnh để bổ sung vào chế độ ăn uống của bạn.

Nếu tiêu thụ nhiều mướp đắng hoặc bổ sung liên tục có thể dẫn đến một số tác dụng phụ. Đặc biệt, loại quả này có liên quan đến tiêu chảy, nôn mửa và đau dạ dày.

Khổ qua cũng không được khuyến khích cho phụ nữ đang mang thai, vì ảnh hưởng lâu dài của nó đối với sức khỏe chưa được nghiên cứu rộng rãi.

Do tác động của khổ qua đến lượng đường trong máu, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc hạ đường huyết nào.

Ngoài ra, hãy nói chuyện với chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi bổ sung mướp đắng nếu bạn có bất kỳ tình trạng sức khỏe tiềm ẩn hoặc đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, và đảm bảo sử dụng theo chỉ dẫn.

Liệu trình nước ép giao tận nơi hàng ngày tại True Juice

*

Hãy bắt đầu một ngày mới với nước ép dinh dưỡng hữu cơ và từ từ cảm nhận sự khác biệt trong cơ thể mình bạn nhé!

Liệu trình nước ép hàng ngày tại True Juice có gì đặc biệt?

Nguồn rau củ canh tác hữu cơ và trái cây đạt chuẩn an toàn
Công thức phong phú, gồm 4 – 10 nguyên liệu trong một chai juice, cách mix nguyên liệu hấp dẫn
Vị rau củ quả tự nhiên – không dùng đường, không phụ gia, không chất bảo quản.Công nghệ ép lạnh giúp bảo toàn tối đa hàm lượng dinh dưỡng trong rau củ quả tươi, đựng trong chai thủy tinh và giữ lạnh đúng quy cách.

Xem thêm: Tổng hợp các trò chơi running man áp dụng được, các trò chơi trong running man cực hay và vui

*

Nhận tư vấn miễn phí từ True Juice

Kết luận

Gọi là mướp đắng, nhưng khổ qua cũng mang cả ý nghĩa “khổ nào cũng qua” trong quan niệm dân gian của người Việt. Chính vì vậy, True Juice hy vọng bạn tìm được thông tin hữu ích về lợi ích của loại quả này, cũng như những công thức nước ép bổ dưỡng và dễ thực hiện.

Hãy để lại bình luận nếu bạn thấy nước ép khổ qua hiệu quả với tình trạng sức khỏe, cân nặng hay làn da của mình nhé!