Tìm Hiểu Về Các Loại Phân Phức Hợp Cung Cấp Đạm NPK, DAP, MAP Và SA

Trong nông nghiệp để sử dụng phân bón hóa học cung cấp dinh dưỡng có rất nhiều loại, từ phân cung cấp đơn dinh dưỡng như: ure, kai clorua, lân nung chảy, bột lưu huỳnh,….ngoài còn các loại phân phức hợp cung cấp nhiều dinh dưỡng cùng lúc như: NPK, SA,…Vì vậy, hôm nay Tin Cậy sẽ đi vào phần tìm hiểu về các loại phân đa cung cấp đạm hóa học: NPK, DAP, MAP và SA.

Bạn đang xem: Công thức hóa học của phân sa

1. NPK

N – P – K là ký hiệu của 3 nguyên tố đa lượng quan trọng cho cây trồng: N: Nitrogen (Ni – tơ), P: Phopho (Phốt – pho), K: Kali (Ka – li). Những nguyên tố nắm giữ khả năng sinh trưởng bình thường của cây trồng với:

N: cung cấp nguyên liệu cho protein là quá trình hình thành các bộ phận của cây trồng.P: góp phần vào phát triển tế bào theo chiều ngang, giúp thân rễ được lớn mạnh.K: Là thành phần quan trọng trong quá trình trao đổi chất, lưu trữ của tế bào.

Những chỉ số của phân NPK biểu thị cho phần trăm chứa nguyên tố đó trong phân bón. VD: phân NPK 20 – 20 – 15 tức là trong 100kg phân NPK này sẽ chưa 20 % (20kg) N, 20% (20kg) P, 15% (15kg) K phần còn lại là chất độn và phụ gia.

Tùy vào giai đoạn sẽ lựa chọn tỉ lệ NPK thích hợp để bón cho cây trồng của mình.

*
NPK 20 – 20 – 15 – Phân phức hợp cung cấp đạm

2. DAP

DAP (Diamoni Photphat)có công thức (NH4)2HPO4, là loại phân bón phức hợp được dùng trong nông nghiệp với thành phần 18% N (Nitrogen – đạm), 46% P2O5 (lân); tức là trong 100 kg phân DAP có chứa 18 kg đạm nguyên chất và 46 kg lân nguyên chất. DAP được sản xuất từ quặng apatit, amonia và axit

Trên thực tế, đối với các loại phân đơn, thành phần dinh dưỡng cao nhất là 46% N (urê), 16,5% P2O5 (supe lân). Trong khi đó, phân bón DAP có hàm lượng dinh dưỡng thấp nhất là 63% (45% P2O5 và 18% N). Với hàm lượng dinh dưỡng cao, sử dụng phân DAP tiết kiệm được rất nhiều tài nguyên.

*
MAP có rất nhiều màu sắc tùy thành phần thêm vào – Phân phức hợp cung cấp đạm

3. MAP

MAP (Monoamoni Photphat) có công thức hóa học là NH4H2PO4. Nó chứa phốt pho ở dạng P2O5. Tỷ lệ P2O2 trong phân bón MAP là khoảng 50% (thường dao động từ 48 đến 61%). Lượng nitơ có trong phân MAP khoảng 10%. Loại phân bón này chứa lượng phốt pho cao nhất so với các loại phân bón hiện có khác.

Các sự khác biệt chính giữa MAP và phân bón DAP là Phân bón MAP chứa khoảng 10% nitơ, trong khi phân bón DAP chứa khoảng 18% nitơ.

Và khi cần cung cấp ít đạm nhưng nhiều lân thì sẽ dùng MAP.

*
MAP – Phân phức hợp cung cấp đạm

4. SA

Phân SA hay phân đạm SA, là hợp chất muối vô cơ có tên gọi là Amoni Sunphat hay Amonium Sulphate. Có công thức hoá học là (NH4)2SO4.

Phân đạm SA có chứa 20 – 21% nitơ nguyên chất và 24 – 25% lưu huỳnh (S). Đây là loại phân bón chiếm 8% tổng lượng phân hoá học sản xuất hàng năm.

Phân đạm SA – Amoni Sunphat là loại phân bón tốt vì có cả N và lưu huỳnh là hai chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây, được sử dụng nhiều trong ngành nông nghiệp.

Đây là loại phân bón phù hợp với tất cả các loại cây trồng, trên nhiều loại đất khác nhau, miễn là đất không bị phèn, bị chua. Nếu đất chua cần bón thêm vôi, lân mới dùng được đạm sunphat amoni. Phân đạm SA dùng tốt cho cây trồng trên đất đồi, trên các loại đất bạc màu (thiếu Lưu huỳnh).

→ Khi bón cho cây con cần chú ý là phân này dễ gây cháy lá. Không nên sử dụng phân đạm sunphat để bón trên đất phèn vì phân dễ làm chua thêm đất.

*
SA – Phân phức hợp cung cấp đạm

Các loại phân trên là hóa học, nếu bà con quan tâm đến việc cải tạo đất theo hướng lâu dài, bền vững thì nên dùng thêm phân bò ủ hoai, các loại phân hữu cơ, compost tự ủ, phân đạm cá,..

Trên đây là phần tìm hiểu về các laoij phân phức hợp cung cấp đạm: NPK, MAP, DAP và SA để cho bà con được rõ, nếu anh/chị quan tâm về cách thức ủ phân hữu cơ thì Tin Cậy có cung cấp đầy đủ từ phân dạm cá hữu cơ, humic,…đến các sản phẩm để ủ phân. Bà con có thể tham khảo tại các đường dẫn bên dưới đây!

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:

Xem ngay “Cách ủ cá không hôi” tại đây:

Phân sa có tác dụng gì? Những thông tin cần thiết về loại phân bón này
Phân SA hay phân đạm SA là một trong những loại phân bón được bà con nông dân tin dùng nhất hiện nay, chúng đặc biệt thích hợp cho các loại cây trồng ưa lưu huỳnh, hay các loại đất thiếu lưu huỳnh. Vậy phân bón SA là gì? Chúng mang lại những lợi ích gì trong thực tiễn? giaoducq1.edu.vn sẽ cùng bạn đi tìm hiểu kĩ hơn về loại phân bón này qua nội dung bài viết sau đây!
2. Những tính chất vật lý, hóa học nổi bật của phân SA3. Những ứng dụng quan trọng của phân đạm SA4. Những lợi ích tuyệt vời mà phân bón SA mang lại 

1. Phân SA là gì?

Phân SA hay phân đạm SA, là hợp chất muối vô cơ có tên gọi là Amoni Sunphat hay Amonium Sulphate. Có công thức hoá học là (NH4)2SO4.  

*
 

Phân SA có công thức hóa học là (NH4)2SO4

Phân đạm SA có chứa 20–21% nitơ nguyên chất và 24-25% lưu huỳnh (S). Đây là loại phân bón chiếm 8% tổng lượng phân hoá học sản xuất hàng năm.

2. Những tính chất vật lý, hóa học nổi bật của phân SA

2.1. Tính chất vật lý của phân đạm SA 

Đặc điểm bề ngoàiCó màu trắng, có tính hút ẩm. 
Tính hòa tanHòa tan được trong nước, không hòa tan trong acetone, rượu và etanol.
Khối lượng mol132.14 g/mol
Khối lượng riêng1.77 g/cm3
Điểm nóng chảy235 đến 280 °C
Độ hòa tan trong nước70.6 g/100 g nước (0 °C) và 103.8 g/100 g nước (100 °C)
*
 

Tính chất vật lý của phân đạm SA

2.2 Những tính chất hoá học của phân Amoni Sunphat SA 

Mang tính axit nên nó có thể làm quỳ tím hoá đỏ.Phân hủy khi đun nóng trên 250 độ C tạo thành (NH4)HSO4.Phân hủy thành amoniac, nitơ, lưu huỳnh điôixit và nước khi được đun ở nhiệt độ cao hơn.Tác dụng với các dung dịch của sunphat kim loại tạo ra các muối như amoni kim loại sunhat.

3. Những ứng dụng quan trọng của phân đạm SA

3.1 Ứng dụng trong nông nghiệp của phân SA

Trong ngành nông nghiệp, phân đạm SA được sử dụng nhiều vì có khả năng cung cấp 2 chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng là Nito và lưu huỳnh.Phân SA được sử dụng nhiều nhờ đặc tính dễ tan trong nước, ở trạng thái tơi rời, dễ sử dụng, dễ bảo quản.Phân SA - Amoni Sunphat là loại phân bón phù hợp cho tất cả các loại cây trồng, trên nhiều loại đất khác nhau, miễn đất không bị phèn, chua. Nếu đất bị phèn chua cần sử dụng thêm vôi và lâu lâu mới được dùng phân SA. Loại phân này tốt cho cây trồng trên đất đồi và các loại đất bạc màu.Phân đạm SA chuyên sử dụng để bón cho các loại cây cần nhiều S và ít N như đỗ đen, lạc… và các loại vây cần nhiều cả S và N như bắp (ngô),...Đây là loại phân bón có tác dụng nhanh đối với cây trồng, vậy nên chúng thường được sử udjng để bón thúc và bón nhiều lần để tránh mất đạm cho cây.Khi sử dụng cần lưu y loại phân này dễ gây cháy lá. Có thể cho phân SA tan trong nước, thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm, thuốc diệt cỏ để sử dụng như một tá dược trong nông nghiệp.
*

Ứng dụng trong nông nghiệp của phân SA

3.2. Ứng dụng quan trọng trong công nghiệp

Amoni Suphat là chất phụ gia và được xem là tác nhân trung hòa axit trong các món nướng có thành phần từ bột mì như các loại bánh mì, bánh nướng…Phân SA được sử dụng như một tác nhân kết tủa vật liệu và một chất điều chỉnh áp suất thẩm thấu.Hợp chất này được sử dụng trong phân tác các chất ô nhiễm bằng cách tăng độ cứng của nước.Người ta dùng Amoni Suphat như một chất chống ăn mòn.SA còn có khả năng kháng cháy, giảm nhiệt độ của vật liệu nên chúng được sử dụng làm một chất chống cháy.Trong ngành chế biến gỗ, giày da,... nó còn là mộ chất đông cứng, chất bảo quản

4. Những lợi ích tuyệt vời mà phân bón SA mang lại 

4.1 SA ít hút ẩm, dễ bảo quản, dễ trộn và dễ bón

Phân SA ít hút ẩm là nhờ cấu trúc phân tử kém hút ẩm giúp cho việc bảo quản lâu dài và dễ pha trộn với các loại nguyên liệu phân bón khác.

4.2 Hiệu lực tức thời

Phân SA hoàn toàn tan trong nước 100%, nhanh chóng phân ly thành ion amôn và sulphate.

4.3 Hiệu lực kéo dài

Ion amôn dương tính liên kết với cấu tử đất tồn tại lâu bền xung quanh vùng rễ cây cho đến khi cây sử dụng mà không bị thấm rút vào nước chứa trong đất. 

5. Tham khảo các loại phân đạm sử dụng phổ biến nhất hiện nay 

Phân đạm là loại phân bón rất cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh. Trong số các nhóm cây trồng, đạm rất cần cho các loại cây ăn lá như rau cải, cải bắp... Ngoài phân đạm SA, sau đây là một số phân đạm khác cũng được sử dụng rộng rãi hiện nay: 5.1 Phân Urê CO(NH4)2

Sau đây là một số đặc điểm tính chất và ứng dụng của phân bón Urê CO(NH4)2: 

Thành phần cấu tạo

- Có chứa 44 – 48% N nguyên chất.

- Urê là loại phân có tỷ lệ N cao nhất.

Đặc điểm bề ngoài- Loại tinh thể màu trắng, hạt tròn, dễ tan trong nước, có nhược điểm là hút ẩm mạnh.- Loại có dạng viên, nhỏ như trứng cá.
Đặc điểm tính chất

- Có khả năng thích nghi rộng và có khả năng phát huy tác dụng trên nhiều loại đất khác nhau và đối với các loại cây trồng khác nhau.

- Thích hợp trên đất chua phèn.

Ứng dụng quan trọng- Được dùng để bón thúc. Có thể pha loãng theo nồng độ 0.5 – 1.5% để phun lên lá.- Trong chăn nuôi, được dùng trực tiếp bằng cách cho thêm vào khẩu phần thức ăn cho lợn, trâu bò.
Lưu ý bảo quản

- Bảo quản kỹ trong túi pôliêtilen và không được phơi ra nắng.

- Các túi phân urê khi đã mở ra cần được dùng hết ngay trong thời gian ngắn.

Lưu ý khácTrong quá trình sản xuất, urê thường liên kết các phần tử với nhau tạo thành biurat. Đó là chất độc hại đối với cây trồng. Vì vậy, trong phân urê không được có quá 3% biurat đối với cây trồng cạn, 5% đối với lúa nước.
*

Phân Urê CO(NH4)2

5.2 Phân amôn nitrat (NH4NO3)

Bảng đặc điểm tính chất và ứng dụng của Phân amôn nitrat (NH4NO3): 

Thành phần cấu tạo

- Có chứa 33 – 35% N nguyên chất.

- Ở các nước trên thế giới loại phân này chiếm 11% tổng số phân đạm được sản xuất hàng năm. 

Đặc điểm bề ngoàiTồn tại dưới dạng tinh thể muối kết tinh có màu vàng xám.
Đặc điểm tính chất

- Dễ chảy nước, dễ tan trong nước, dễ vón cục, khó bảo quản và khó sử dụng.

- Là loại phân sinh lý chua.

Ứng dụng quan trọng- Là loại phân bón quý vì có chứa cả NH4+ và cả NO3-, phân này có thể bón cho nhiều loại cây trồng trên nhiều loại đất khác nhau.- Thích hợp cho nhiều loại cây trồng cạn như thuốc lá, bông, mía, ngô…- Được dùng để pha thành dung dịch dinh dưỡng để tưới cây trong nhà kính và tưới bón thúc cho nhiều loại rau, cây ăn quả.

5.3 Phân đạm Clorua (NH4Cl)

Bảng đặc điểm tính chất và ứng dụng của phân đạm Clorua (NH4Cl): 

Thành phần cấu tạo- Có chứa 24 – 25% N nguyên chất.
Đặc điểm bề ngoài- Có dạng tinh thể mịn, màu trắng hoặc vàng ngà.
Đặc điểm tính chất- Dễ tan trong nước, ít hút ẩm, không bị vón cục, thường tơi rời nên dễ sử dụng.
Ứng dụng quan trọngLà loại phân sinh lý chua. Vì vậy, nên bón kết hợp với lân và các loại phân bón khác.

Xem thêm: Ngữ văn 7 tiếng gà trưa trang 49 (cánh diều), soạn văn 7 trang 49 cánh diều

Lưu ý- Không nên dùng để bón cho thuốc lá, chè, khoai tây, hành, tỏi, bắp cải, vừng...- Ở các vùng khô hạn, ở các chân đất nhiễm mặn không nên bón phân đạm clorua, vì ở những nơi này trong đất có thể tích luỹ nhiều clo, dễ làm cho cây bị ngộ độc.