Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 100 loài nấm độc khác nhau, đa phần các loại nấm này có độc tính rất mạnh, rất nguy hiểm nếu ăn phải. So với các loại ngộ độc khác thì số ca ngộ độc nấm ít hơn nhưng tỷ lệ tử vong lại cao hơn. Bởi vậy, chúng ta cần rất thận trọng khi lựa chọn nấm là thực phẩm chế biến đồ ăn. Để phân biệt được nấm ăn được và nấm độc, cũng có nhiều kinh nghiệm cùng với các cơ sở nghiên cứu: không ăn nấm sặc sỡ, có mùi hắc, không ăn nấm quá non hay quá già, không ăn nấm có chảy sữa… Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp nấm độc có màu sắc và hình dạng giống nấm thường.

Bạn đang xem: Các loại nấm ở việt nam

Dưới đây là 10 loài nấm độc thường gặp ở Việt Nam và giống với nấm ăn được, mọi người hãy chú ý để tránh trường hợp xấu xảy ra nhé:


Nội dung :

Nấm độc đỏ

Nấm độc tán trắng

*

Nấm độc tán trắng có tên khoa học là Amanita verna. Đây là loại nấm mọc thành từng cụm hoặc đơn chiếc trên mặt đất trong rừng và một số nơi khác… Nấm độc tán trắng được phân bố ở khắp nơi trên thế giới và thấy nhiều ở Châu Âu, Châu Mỹ và Canada. Tại Việt Nam, nấm tán trắng thường mọc ở các tỉnh phía Bắc: Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Yên Bái, Bắc Cạn, Phú Thọ…

Mũ nấm: Màu trắng, bề mặt mũ nhẵn bóng, lúc non đầu tròn hình trứng, mũ nấm đính chặt vào cuống. Khi trưởng thành mũ nấm phẳng với đường kính khoảng 5 – 10cm. Khi già mép mũ có thể cụp xuống. Nấm độc tán trắng có mùi thơm dịu.

Do bề ngoài nấm tán trắng rất nập, trắng nên người dân thường dễ nhầm lẫn với các loại nấm ăn được. Nấm độc tán trắng thuộc loại nấm có độc tính cao.

Nấm độc trắng hình nón

*

Nấm độc trắng hình nón cũng có hình dáng, độc tố tương tự nấm độc tán trắng. Nấm độc trắng hình nón thường mọc trên bề mặt rừng thành từng chùm hoặc đơn chiếc trên mặt đất trong rừng….

Mũ nấm màu trắng, bề mặt nhẵn bóng, mũ nấm lúc non đầu tròn hình trứng, mép khum đính chặt vào cuống. Khi trưởng thành mũ nấm thường khum hình nón với đường kính khoảng 4 – 10cm. Đặc trưng của loại nấm này là mùi rất khó chịu.

Nấm độc khía nâu xám

*

Nấm mũ khía nâu xám có thể gây ngộ độc khi ăn do ảnh hưởng của độc tố muscarin. Mũ nấm hình nón đến hình chuông, đinh nhọn, có các sợi tơ màu từ màu vàng đến nâu tỏa ra từ đỉnh mũ xuống mép mũ nấm.

Khi già, mép mũ nấm bị xẻ ra thành các tia riêng rẽ. Loại nấm này mọi người dễ nhận biết và ít nhầm lẫn với những loại nấm ăn được.

Nấm ô tán trắng phiến xanh

*

Đặc điểm của nấm ô tán trắng phiến xanh: Nấm thường mọc thành từng cụm hoặc đơn chiếc ở ven chuồng trâu, chuồng bò, trên bãi cỏ, ruộng ngô và một số nơi đất mùn, xốp trong tự nhiên. Trên bề mặt mũ nấm có các vẩy mỏng màu nâu bẩn, vảy dày dần về đỉnh mũ. Phiến nấm lúc non có màu trắng, lúc già có ánh màu xanh nhạt hoặc xanh xám, nấm càng già màu xanh càng rõ.

Cuống nấm có màu từ trắng đến nâu hoặc xám, có vòng ở đoạn trên gần sát với mũ. Loại nấm này có độc tố gây rối loạn tiêu hóa (đau bụng, nôn, tiêu chảy nhiều) có thể gây tử vong do mất nước, điện giải và kết hợp với các bệnh lý mãn tính khác.

Nấm độc đen nhạt


*

Nấm độc đen nhạt


Nấm đen nhạt hay còn gọi là nấm xanh đen, nấm bừu. Quả nấm thường có màu xanh đen hoặc xanh oliu. Loại nấm này thường mọc đơn độc hoặc thành cụm ở trên mặt đất rừng hoặc bãi cỏ. Loại nấm này là loại nấm cực độc, chỉ cần 30g nấm đã đủ giết chết một người trưởng thành.

Nấm độc đỏ

Quả nấm có màu đỏ rực hay đỏ cam, màu sắc có thể nhạt dần sau mưa, có phủ những vảy màu trắng, đường kính từ 10 – 15cm, cuống và vòng màu trắng hoặc vàng, chân phình dạng củ, thịt nấm trắng không có mùi đặc biệt. Nấm mọc đơn độc hoặc thành cụm. Loại nấm này trông rất đẹp còn được gọi là nấm bay, nấm vũ trụ, có nơi còn gọi là nấm ruồi vì dùng làm thuốc diệt ruồi.

Nấm độc xanh đen

Nấm mọc đơn độc hoặc cụm trên đất rừng và đồng bằng từ tháng 4 đến tháng 11 nhưng thường phát triển mạnh vào mùa hè. Nấm chứa amanitin và phalloidin, là 2 chất độc, chỉ cần ăn một góc của cây nấm là có thể tử vong.

Triệu chứng ngộ độc xuất hiện sau khi ăn nấm 5 -12 giờ như: nôn, đau quặn ở bụng, đại tiện ra máu, thoái hóa mỡ ở gan. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong.

Nấm độc trắng hình trứng


*

Nấm độc trắng hình trứng


Đã có nhiều trường hợp ngộ độc nặng xảy ra ở miền núi và trung du nước t do ăn phải loại nấm này.

Khi bị ngộ độc, sẽ có biểu hiện: buồn nôn, nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy, mất nước, rối loạn điện giải, rối loạn nhịp tim và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Nấm Entoloma sinuatum


*

Nấm Entoloma sinuatum


Mũ nấm hình nón, thịt nấm dày, cuống nấm hình trụ, ở phần gần cuống màu trắng có màu nâu. Nấm độc này thường mọc trên đất rừng, ven rừng vào cuối mùa xuân đến đầu mùa thu.

Đây là loại nấm cực độc, tuyệt đối không sử dụng. Triệu chứng ngộ độc diễn ra nhanh trong vòng vài giờ như: Rối loạn ý thức, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn điện giải, hạ huyết áp và nhanh chóng rơi vào hôn mê.

Nấm phiến đốm chuông


*

Nấm phiến đốm chuông


Mũ nấm hình chuông, đường kính 2 – 3.5cm. Các phiến có vân, màu xanh rồi đen. Nấm có lớp thịt mỏng, màu da sơn dương. Nấm độc phiến đốm chuông không mùi, chứa những chất độc gây ảo giác. Nấm mọc trên phân hoại mục ở các bãi cỏ từ tháng 1 đến tháng 9 hằng năm.

Loại nấm này tuy có kích thước nhỏ nhưng nồng độ chất độc khá cao, khi ăn nhiều có thể dẫn đến lú lẫn, ảo giác, thậm chí tử vong.

Thiên nhiên có hàng ngàn loại nấm khác nhau, cách nhận biết nấm ăn được trong tự nhiên cũng không phải dễ dàng. Thậm chí nhiều loại nấm còn trông vô cùng giống nhau nên bạn cần phải trang bị kiến thức và sự am hiểu nhất định trước khi hái những cây nấm lạ để thưởng thức...


Trong tự nhiên có tới hàng chục ngàn loại nấm khác nhau, nên cách để nhận biết nấm ăn được trong tự nhiên cũng không hề dễ dàng. Thậm chí nhiều loại nấm độc trông vô cùng giống nấm ăn nên bạn cần phải trang bị kiến thức và sự am hiểu nhất định trước khi hái nấm lạ để thưởng thức…

Bạn đã từng đi dạo trong vườn nhà mình hay bất chợt đi đâu đó trên rừng núi để thám hiểm mà lại vô tình bắt gặp được một số loại nấm dại tự nhiên mọc ngay dưới đất hay ở trên các thân cây hoặc gốc cây mục chưa?

Khi phát hiện nấm lạ thì có lẽ bạn cũng đã từng thắc mắc là: “Không biết đây là nấm gì? Liệu loại nấm này có ăn được hay không?“. Đúng không nào?


*
*
*
*
*
*

Một số công trình nghiên cứu về nấm từ các nhà khoa học thử nghiệm trên hàng ngàn loại nấm, tất cả kết quả phân tích đều cho thấy là các loại nấm ăn lành tính thường sẽ không có các loại hoa văn sặc sỡ hay các vẩy nấm, trong khi đó các loại nấm độc đều sặc sỡ lại có vẩy nấm trên mũ nấm hoặc các đốm sáng, có cả màu sáng và màu tối.

Bạn có thể xem lại Nấm Tán Bay đã được ví dụ ở trên, mũ nấm màu đỏ (màu tối) lung linh kèm các vẩy trắng (màu sáng) sẽ vô cùng nguy hiểm. Một số loại nấm độc khác thì lại mũ nấm màu sáng (màu trắng) thì có vẩy màu tối (màu nâu).

4. Nhận biết hình dạng của thân nấm


Thông thường các loại nấm ăn được bạn hay dùng phần thân nấm đều thẳng trơn (như hình phải), không có phần cuốn vòng quanh thân.

Nếu bạn vô tình thấy một cây nấm nào đó trong tự nhiên mà thân nấm có một vòng thứ hai dưới mũ nấm gần giống một chiếc mũ nhỏ (hay vòng cổ nấm) thì tốt nhất đừng hái hay động vào bằng tay. Đây là một trong các đặc điểm nhận biết của nhiều loại nấm độc trong tự nhiên.

5. Nhận biết thông qua mùi hương (ngửi bằng mũi)

Hạn chế áp dụng cách này và ngửi có khoảng cách chút bạn nhé, một số loại nấm độc trong hương cũng có độc, kê mũi lại gần sẽ không phải là cách hay.

Nấm độc khi bạn ngắt ra thì tùy loại chúng sẽ có mùi hắc nhẹ/mạnh, có loại có mùi cay hoặc mùi đắng xộc lên mũi, điều này giúp bạn dễ nhận biết hơn. Tuy nhiên, vẫn có một số loại nấm không ăn được có mùi thơm nhẹ nên khó nhận biết bằng mùi hương mà phải dựa vào các đặc điểm khác ở trên.

6. Thử nghiệm biến đổi màu sắc ở nấm

Cách này không đảm bảo 100% chuẩn xác, chỉ tầm 80-90% thôi. Nhưng đây cũng là một trong những cách nhận biết nấm ăn được dễ dàng và thông dụng nhất.

Cách 1: Bạn cắt hành lá ra, lấy phần màu trắng của hành lá chà xát lên trên phần mũ nấm. Nếu chà mà thân của hành bị biến thành màu xanh, xanh nâu, nâu thì đó là phần độc tố của nấm. Ngược lại thân hành không đổi màu thì nấm đó không có độc.

Cách 2: Dùng một chiếc đũa, kim may hoặc muỗng hay bất cứ vật dụng gì đó bằng bạc, bạn để nhẹ, chọt nhẹ vào trong món nấm xem vật thử đó có bị đổi màu, nếu đổi sang màu đen hoặc xám thì có thể kết luận phần lớn nấm có độc tố.

Cách 3: Bạn có thể đổ một ít sữa bò tươi lên trên mũ nấm, nếu thấy có hiện tượng sữa bị vón cục lại thì có thể nấm đó có độc.

Cân nhắc và thận trọng khi hái nấm tự nhiên

Luôn cân nhắc và chuẩn bị kỹ càng các vật dụng cần thiết nếu bạn có ý định đi rừng hái nấm hoặc thu hoạch các loại nấm tự nhiên mọc quanh nhà. Ngoài ra, bạn cũng cần phải thật sự thận trọng trong việc phân loại và nhận biết nấm ăn được với nấm không ăn được thật chính xác.

1. Đem theo 2 chiếc giỏ hoặc bao bì phân loại


Bạn sẽ cho những cây nấm mà bạn tin chắc đây là nấm ăn được 100% thì cho vào một túi/giỏ riêng. Còn lại, bạn sẽ bỏ những cây nấm mà bạn không chắc chắn lắm vào túi/giỏ kia. Như vậy sẽ giúp bạn giảm khả năng bị ngộ độc tối đa.

Với các loại nấm mà bạn không chắc chắn, hãy tham vấn một số chuyên gia mà bạn biết họ là người rất am hiểu về nấm để họ giúp bạn xác định chủng loại nấm và tính an toàn của những cấy nấm ở trong cái túi/giỏ mà bạn không biết chắc chắn đó là nấm gì.

Bạn cũng có thể liên hệ với các chuyên gia về nấm qua các nhóm nấm học hoặc các hội nhóm chuyên bàn luận, chia sẻ hoặc hỏi đáp về nấm trên mạng xã hội.

Các loại nấm tự nhiên, gồm nấm ăn được và nấm không ăn được đều không mọc ở một vị trí cố định nào cả. Bạn có thể tìm thấy chúng ở trên thân cây, trên các khúc gỗ mục, dưới mặt đất trong rừng hoặc trên các chỗ bám rêu.

2. Có nên đeo găng tay khi hái nấm tự nhiên

Bạn không cần đeo găng tay khi hái nấm ăn được, nhưng nên đeo găng tay khi hái những cây nấm tự nhiên mà bạn không chắc đó là nấm ăn được hay nấm độc.

Bởi nếu bạn vô tình hái nấm độc bằng tay không, chất độc có thể bám vào tay bạn từ mũ nấm hay thân nấm, sau đó bạn lại vô tình quên chưa rửa sạch tay mà đã dùng tay cầm đồ ăn hoặc cho vào miệng, dụi lên mắt thì có lẽ bạn sẽ gặp rắc rối lớn về sức khỏe đấy.

3. Không ăn nấm khi không chắc là nấm gì và có an toàn không


Bạn hãy luôn thật thận trọng khi đi hái nấm tự nhiên, vì nhiều loài nấm ăn được và nấm không ăn được (nấm độc) có bề ngoài khá giống nhau, điều đó có thể khiến bạn dễ nhầm lẫn.

Không chỉ thế, một số loài nấm còn có thể thay đổi vẻ bề ngoài của chúng tùy vào sự biến đổi của môi trường sinh trưởng, điều đó khiến cho việc nhận biết nấm ăn được trở nên khó khăn hơn.


Nấm Bào Ngư Xám (trái) ăn được và Nấm Đôi Cánh Thiên Thần (phải) có độc khá giống nhau

Ở đây ứng với câu, sai một ly đi một dặm đó bạn nha.

Ví dụ: Một số loại nấm cùng loại có thể thay đổi màu sắc tùy vào mức độ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nữa, rất dễ gây nhầm lẫn.

Các chuyên gia khuyến cáo: Không được ăn những loài nấm mà bạn chưa xác định chính xác và am hiểu về loại nấm đó ít nhất 3 lần ở ngoài tự nhiên hay nơi hoang dã. Các chuyên gia cho biết là bạn chỉ nên dùng khi xác nhận được là đã nhận diện đúng loại nấm đó là nấm ăn và an toàn trong cả 3 lần gặp.

Danh sách các loại nấm có thể ăn được dễ nhận biết

Dưới đây là các loại nấm ăn được thông dụng thường được sử dụng tại Việt Nam, bạn có thể dùng các loại nấm này nếu cũng thấy chúng mọc trong tự nhiên. Giá trị nấm tính trung bình tại thị trường Việt Nam, là nấm ngon, loại nhất.

Nấm Bào Ngư Xám
Nấm Sò Trắng
Nấm Hương (Nấm Đông Cô)Nấm Đùi Gà
Nấm Kim Châm (Nấm Ích Não)Nấm Hoàng Kim (Nấm Ngô)Nấm Hoàng Đế (Nấm Milky)Nấm Thủy Tiên (Nấm Ngọc Tẩm, Nấm Vị Cua)Nấm Bạch Tuyết (Nấm Hải Sản)Nấm Mèo Đen (Nấm Mộc Nhĩ)Nấm Tuyết (Nấm Ngân Nhĩ)Nấm Mỡ
Nấm Rơm
Nấm Mối Đen
Nấm Hầu Thủ (Nấm Bờm Sư Tử, Nấm Đầu Khỉ)… và một số loại nấm khác.

Đây tất cả đều là các loại nấm tươi tự nhiên, chỉ là hiện tại chúng được nông nghiệp hóa nuôi trồng dễ dàng, nên khi bạn thấy các loại nấm ăn được này trong tự nhiên như rừng, vườn cây thì vẫn có thể ăn được an toàn hơn những cây nấm bạn không rõ danh tính của chúng.


Bên cạnh đó, nếu bạn may mắn vô tình đào hay hái được những cây nấm tự nhiên quý hiếm này thì sẽ càng lời to, ăn cũng vô cùng ngon và bán vô cùng được giá. Đây là các loại nấm chưa thể trồng được, bạn cần phải nhận biết được chúng một cách chuẩn xác nhất.

Các loại nấm tự nhiên đầy giá trị này đó là…

Nấm Tùng Nhung (Nấm Matsutake) ở Nhật Bản giá trị mỗi ký nấm không dưới 2000 USDNấm Truffle có ở khắp các khu rừng thông trên thế giới, mọc dưới đất như các loại củ, giá trị lên tới 20.000 đô la Mỹ mỗi kilogram.Nấm Gan Bò Sữa Đỏ hiện nay cũng có mặt ở Việt Nam, mọc nhiều ở Đà Lạt, giá tầm 1 triệu VNĐ mỗi ký.Nấm Gan Bò Mỹ
Nấm Gan Bò Vàng

Các loại nấm này đa phần đều được chế biến ở các nhà hàng sang trọng và đẳng cấp, đặc biệt là Nấm Truffle và Nấm Matsutake vốn là 2 trong những loại nấm đắt nhất thế giới.

Với 2 loại còn lại là Nấm Mối và Nấm Gan Bò thì bạn có thể tìm được chúng vào mùa mưa, độ ẩm cao nấm sẽ mọc lên khá nhiều ở vùng đất có điều kiện thổ nhưỡng đặc biệt. Rất nhiều người thường canh mùa mưa để đi săn 2 loại nấm này. Vào mùa, có thể dễ dàng đem cúng đi bán hoặc mua tại các khu chợ trong khu vực.

Cách tìm hiểu thêm thông tin về các loài nấm ăn được

1. Tham gia các hội nhóm chuyên về nấm


Nếu ở Việt Nam, bạn có thể tham gia vào các nhóm trên Facebook chuyên về nấm tại Việt Nam để nhờ sự trợ giúp từ họ bất kỳ lúc nào. Khi bạn vô tình tìm thấy các loại nấm trong tự nhiên thì hãy chụp hình lại thật rõ các góc cạnh của nấm rồi đăng lên các hội nhóm đó để hỏi và nhận trả lời từ các chuyên gia hoặc cá nhân am hiểu về nấm tốt nhất.

Nếu đang ở Mỹ, bạn cũng có thể tham gia vào các nhóm trên Facebook tại Mỹ. Hoặc bạn có thể tìm trên mạng từ khóa North American Mycological Association (Hiệp hội Nấm học Bắc Mỹ). Các nhóm này chuyên hỗ trợ công việc nghiên cứu về nấm, nhiều nhóm còn mở các lớp học hoặc các buổi giao lưu để chia sẻ với nhiều người.

Bên cạnh đó, một số nhóm thậm chí còn tổ chức các buổi dã ngoại ngoài trời hoặc các sự kiện thám hiểm cho những cá nhân hoặc tổ chức muốn tìm hiểu thêm về hành trình đi thu hái nấm và các loại thực vật tự nhiên.

2. Mua các quyển sách chuyên về nấm


Nấm Khỏe chưa rõ ở Việt Nam có nhiều tựa sách hữu dụng chuyên về nấm hay chưa, nhưng có nhiều người thường đi nhà sách hoặc lên mạng tìm mua những tựa sách hướng dẫn về nấm khá hữu ích. Bạn cũng có thể đem theo sách khi đi thám hiểm hoặc đi hái nấm để thực hành kỹ năng nhận diện các loài nấm khác nhau.

Sách luôn là nơi lưu trữ kiến thức tốt nhất, nó sẽ giúp bạn quen dần với các loài nấm ăn được và nấm độc phổ biến ở nhiều nơi.

3. Tìm hiểu thêm từ internet


Nếu ở nước ngoài, bạn hoàn toàn có thể hỏi về các lớp học hay khóa học chuyên về nấm. Còn ở Việt Nam, lớp học tốt nhất có thể là Google và Youtube. Bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều kiến thức từ đây.

Nấm Khỏe mách bạn một thông tin hữu ích nữa, đó là người nước ngoài rất thích nấm, nếu bạn có dùng Instagram, hãy thử tìm kiếm các từ khóa về “mushroom, mushrooms, fungi, fugus,…” và các từ khóa liên quan, chúng sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận với một cộng đồng lớn ở ngoại quốc có đam mê với nấm, thường đăng các nội dung về nấm.

Các dấu hiệu nhận biết khi ăn nhầm nấm có độc tố

Nếu bạn hái phải vài cây nấm dại tự nhiên mà chưa xác định được rõ ràng đó là loại nấm gì, có đảm bảo an toàn hay không hay phân biệt nhầm với bất kỳ loại nấm ăn được nào khác thì bạn sẽ gặp phải trả giá với các triệu chứng vô cùng nguy hiểm đấy nhé.

Nếu gặp phải các trường hợp sau, bạn cần liên hệ ngay với bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được đưa vào viện càng sớm càng tốt.

1. Dấu hiệu khó chịu ở dạ dày – ruột trong 24 tiếng


Nếu bạn bị tiêu chảy hay buồn nôn mà có máu trong đó, hoặc bạn bị đau quặn ruột sau khi ăn phải món nấm chưa được xác định chính xác là bạn gặp rắc rối rồi đó. Lúc này, liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất, bởi phòng cấp cứu có thể truyền dịch để bù lượng nước đã mất và giải độc tố trong nấm đã gây ra các triệu chứng đó cho bạn.

Nếu không được điều trị kịp thời, các triệu chứng xảy ra ở ruột hoặc dạ dày có thể trở nên nặng hơn đến mức suy chức năng thận. Đừng chần chừ, bạn nên đến ngay cơ sở y tế và trình bày rõ ràng với các y bác sĩ.

2. Dấu hiệu tăng tiết nước bọt, nước mắt, sữa hoặc mồ hôi


Nếu bạn có phản ứng về hệ thần kinh không tự chủ, chẳng hạn như đổ mồ hôi đầm đìa hoặc không kiểm soát được mồ hôi hay chảy nước mắt trong vòng 15 -30 phút sau khi bạn ăn nấm, đừng chần chờ, liên hệ hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Nếu bạn không xử lý nhanh, các triệu chứng này có thể tiến triển thành rối loạn thị giác, tụt huyết áp hoặc khó thở, thậm chí suy hô hấp. Do các vấn đề về hệ thần kinh không tự chủ này có nguy cơ tiến triển nhanh, bạn nên nhờ người nhà chở đi hoặc bắt xe taxi nếu ở một mình, không nên tự lái xe sẽ đến cơ sở y tế sẽ vô cùng nguy hiểm.

Tại bệnh viện, bác sĩ có thể sẽ chuẩn đoán và chỉ định cho bạn dùng thuốc Atropine, một loại thuốc hỗ trợ thần kinh và giải độc, thuốc có tác dụng điều trị hầu hết các triệu chứng này. Thông thường, đa số bệnh nhân sẽ phục hồi hoàn toàn trong 24 tiếng.

3. Dấu hiệu thị giác gặp vấn đề, sinh ảo giác hoặc buồn ngủ quá mức


Nếu bạn cảm thấy biểu hiện bị rối loạn hệ thần kinh trung ương như mắt sinh ảo giác, tự nhiên buồn ngủ quá độ thì lập tức gọi đến cấp cứu 115 ngay để được hỗ trợ kịp thời. Các y bác sĩ có thể chăm sóc bạn tốt hơn khi bạn có biểu hiện bị hồi hộp hoặc mất nước.

Một số loài nấm độc giống với Nấm Ảo Giác, khi ăn vào sẽ khiến bạn sinh ra các ảo giác như phê thuốc, thậm chí chúng còn gây ra các phản ứng nghiêm trọng ở hệ thần kinh trung ương như co giật và có thể xảy ra hôn mê.

Dù các triệu chứng này thông thường sẽ tự khỏi mà không để lại tổn thương lâu dài nào, nhưng bạn vẫn nên thông báo với cơ quan y tế khi gặp vấn đề để tránh sự cố đáng tiếc.

Các lưu ý và cảnh báo cần thiết

1. Đừng quá tin vào các chuẩn đoán

Đừng quá tin vào các chuẩn đoán hoặc thông tin mà bạn đọc được trên mạng, thậm chí là bài viết này về cách nhận biết các loại nấm ăn được với nấm độc. Các thông tin trong bài viết này chưa thật sự đầy đủ hết bởi thế giới của nấm rất phong phú, vẫn còn nhiều thứ ta chưa biết đến.

Bạn cũng đừng bao giờ ăn bất cứ loài nấm tự nhiên nào dựa trên thông tin đọc trên mạng, dù đó là thông tin xuất phát từ nguồn đáng tin cậy. Bởi thông tin thì vẫn có thể xảy ra sai sót do người giám định trong việc xác định các loại nấm tự nhiên, bởi đến khi nào chưa khám phá được hết, chúng ta đừng làm liều.

2. Cảnh giác các triệu chứng tái phát sau điều trị


Nếu bạn đã hồi phục sau khi từng đến bệnh viện khám chữa, đừng vội chủ quan liền nhé. hãy chú ý đến sức khỏe mỗi ngày, tăng cường đề kháng tốt hơn, bởi các triệu chứng có thể tái phát nếu còn dư âm độc tố. 1 tháng sau bạn nên đi khám tổng quát lại xem cơ quan nội tạng có gặp vấn đề gì không nhé.

Một số loại nấm độc cực nguy hiểm có sức công phá bào mòn theo thời gian, chẳng hạn như các chủng loài nấm thuộc chi Amanita, mặc dù chúng tạm thời chỉ có thể gây ra các triệu chứng không đáng kể trong thời gian 24 tiếng, nhưng sau khi điều trị và sức khỏe có vẻ như đã tiến triển tốt rồi thì nó lại khiến bệnh tái phát lại và dẫn tới suy tạng.

Hãy lưu lại ảnh loại nấm mà bạn đã ăn và trình với bác sĩ để chuẩn đoán, nếu là Amanita, đừng đợi đến khi có triệu chứng xuất hiện. Hãy nói với nhân viên y tế về Ioại nấm Amanita mà bạn đã ăn, số lượng bao nhiêu và cách đây bao lâu để được cứu chữa kịp thời. Nếu còn mẩu nấm nào còn sót, hãy đem đến cho nhân viên y tế để họ phân tích.

Nguồn tham khảo thông tin

Các nội dung này có dẫn chứng tài liệu nghiên cứu được công bố từ:

Wikihow

Kết luận

Nếu bạn vô tình bắt gặp bất kỳ loại nấm dại nào mọc tự nhiên ở đâu đó trong rừng hay trong vườn mà chưa rõ ràng danh tính, bản thân cũng không am hiểu thì đừng dại gì thử qua bạn nhé. Cho dù bạn có đăng lên các hội nhóm để hỏi thì cũng đừng dại thử.

Việc bạn vô tình hay cố ý ăn nhầm phải nấm độc có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, có thể dẫn đến suy tạng hay thậm chí tử vong.

Còn nếu như bạn muốn thử thách sinh tồn trong rừng, hãy đảm bảo bạn có đủ kiến thức nhận biết được các loại nấm ăn được thông dụng mà bạn từng thấy nhiều lần thì hãy bứt để ăn, nếu cảm thấy có gì đó sai sai, hãy bỏ ngay nhé.

Tốt nhất bạn chỉ nên ăn các loại nấm tươi thông dụng có nhãn mác được bán ở các cửa hàng thực phẩm. Trong đó gồm có các loại nấm ăn được đã được liệt kê phía trên.

Xem thêm: Tài liệu ngữ văn 8 phần tiếng việt co dap an, soạn bài ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt

Hi vọng qua bài viết cách nhận biết nấm ăn được trong tự nhiên và các cảnh báo nguy hiểm này có thể giúp cho bạn đọc có thêm vài thông tin hữu ích trong việc nhận biết được các loại nấm trong quá trình đi rừng hoặc vô tình phát hiện những chủng nấm lạ mọc trong vườn quanh nhà mình.

Nếu bạn có vấn đề thắc mắc cần liên hệ, có thể comment xuống dưới bài viết này hoặc qua các kênh mạng xã hội: